Quy định điều kiện và thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất năm 2024
Điều kiện, trình tự thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được pháp luật hiện nay quy định như thế nào? Dưới đây là những giải đáp về vấn đề này của Luật Nhân Dân, mời các bạn cùng tìm hiểu.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Nghị định 43/2014/NĐ – CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP
Điều kiện tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai
Theo quy định của Luật Đất đai 2013, Hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất được tiến hành khi mà các bên tranh chấp không hòa giải được và gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất để hòa giải.
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai
1. Nộp đơn yêu cầu hòa giải tại UBND cấp xã
Pháp luật không quy định cụ thể mẫu đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai, tuy nhiên khi lập dơn, người có yêu cầu nên đưa rõ các thông tin sau:
– Thông tin người yêu cầu: CMND, Hộ khẩu thường trú, Chỗ ở hiện tại, …
– Thông tin về thửa đất: Các thông tin trên Sổ đỏ đã cấp (Đối với trường hợp có sổ đỏ); Hoặc thông tin về vị trí, diện tích thửa đất tranh chấp, … (Đối với trường hợp không có sổ đỏ) Nhằm giúp UBND xã dễ xác định đất tranh chấp.
– Nội dung vụ việc: Diện tích đất đang xảy ra tranh chấp, tường thuật lại diễn biến vụ việc, …
2. UBND xã giải quyết yêu cầu
Theo quy định của Điều 202 Luật đất đai 2013 thì Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai trong phạm vi địa phương mình. Sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, UBND cấp xã tiến hành:
- Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;
- Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải;
Thành phần của cuộc họp hòa giải phải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và những người có quyền lợi , nghĩa vụ liên quan. Khi các bên tranh chấp đều có mặt thì việc hòa giải mới được tiến hành thực hiện. Trong trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì việc hòa giải coi như không thành.
3. Thời hạn để tiến hành hòa giải
Theo điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 01/2017/NĐ-CP thì thời hạn để thực hiện hòa giải không quá 45 ngày,kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết.
4. Lập biên bản hòa giải
Sau khi hòa giải, phải lập biên bản hòa giải thể hiện kết quả của buổi hòa giải, bao gồm các nội dung sau:
- Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải;
- Thành phần tham dự hòa giải;
- Tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu);
- Ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai;
- Những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.
Yêu cầu biên bản hòa giải phải có chữ ký của chủ tịch hội đồng hòa giải, các bên tranh chấp và các thành viên tham gia hòa giải, đồng thời phải thể hiện được nội dung và xác nhận hòa giải thành hoặc không thành của UBND cấp xã.
+ Trường hợp hòa giải thành trong 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.
+ Trường hợp việc hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân Dân về Quy định Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất năm 2024. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai nhanh trọn gói của Luật Nhân Dân để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!