Thủ tục làm thẻ CCCD, đổi CMND sang CCCD mới nhất năm 2025
Ai được cấp thẻ căn cước công dân? Thẻ CCCD được cấp ở đâu? Trình tự thủ tục làm thẻ CCCD và đổi CMND sang CCCD được quy định như thế nào? Dưới đây là những giải đáp về thắc mắc này của Luật Nhân Dân, mời các bạn cùng tìm hiểu.
Nội Dung Bài Viết
Căn cứ pháp lý
– Thông tư số 07/2016/TT-BCA của Bộ Công an Quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân
– Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân.
Đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân
Căn cước công dân (CCCD) là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân (khoản 1 Điều 19 Luật căn cước công dân 2014)
Bên cạnh đó, những ai đã có chứng minh nhân dân (9 số và 12 số) còn giá trị sử dụng được đổi sang thẻ Căn cước công dân khi có yêu cầu hoặc khi chứng minh nhân dân hết hạn thì phải đổi.
Thẻ căn cước công dân cấp ở những tỉnh nào?
Hiện tại căn cước công dân được triển khai cấp tại 16 tỉnh, thành phố bao gồm:
1 |
Hà Nội |
5 |
Hưng Yên |
9 |
Hải Phòng |
13 |
Quảng Bình |
2 |
TP. Hồ Chí Minh |
6 |
Thái Bình |
10 |
Quảng Ninh |
14 |
Tây Ninh |
3 |
Vĩnh Phúc |
7 |
Hà Nam |
11 |
Ninh Bình |
15 |
Bà Rịa Vũng Tàu |
4 |
Hải Dương |
8 |
Nam Định |
12 |
Thanh Hóa |
16 |
Cần Thơ |
Các tỉnh còn lại vẫn đang sử dụng chứng minh nhân dân (CMND) 9 số.
Nơi cấp căn cước công dân
Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi dưới đây để làm thủ tục cấp thẻ CCCD:
– Tại cơ quan quản lý CCCD của Bộ Công an;
– Tại cơ quan quản lý CCCD của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Tại cơ quan quản lý CCCD của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
– Cơ quan quản lý CCCD có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ CCCD tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Trình tự thủ tục làm thẻ căn cước công dân
1. Thủ tục làm thẻ CCCD lần đầu
– Bước 1: Mang theo Sổ hộ khẩu, điền thông tin vào Tờ khai Căn cước công dân
– Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Sổ hộ khẩu.
– Bước 3: Thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung, kiểm tra Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân rồi ký tên xác nhận thông tin.
– Bước 4: Nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân.
Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 – thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết); tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.
Lệ phí: Miễn phí
Thời hạn giải quyết: Không quá 07 ngày làm việc. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc (khoản 1 Điều 25 Luật Căn cước công dân).
2. Thủ tục đổi CMND sang CCCD
– Bước 1: Mang theo Sổ hộ khẩu, điền vào Tờ khai Căn cước công dân – mẫu CC01 tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện.
– Bước 2: Xuất trình sổ hộ khẩu để đối chiếu thông tin với Tờ khai. Nộp lại CMND cũ
– Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay, nhận Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân kiểm tra và ký xác nhận.
– Bước 4: Nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân và nộp lệ phí: 30.000 đồng.
Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết); nơi trả kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.
Thời hạn giải quyết
Không quá 07 ngày làm việc. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc (khoản 1 Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014).
Trên đây là chia sẻ của Luật Nhân Dân về Thủ tục làm thẻ CCCD, đổi CMND sang CCCD mới nhất năm 2025. Nếu còn những vướng mắc hãy liên hệ với dịch vụ luật sư của Luật Nhân Dân để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!