Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng
Trong thời đại ngày nay, mỗi gia đình đều không thể thiếu những thiết bị điện gia dụng trong nhà. Nhu cầu mua sắm tăng nhanh mở ra thị trường kinh doanh giàu tiềm năng. Cũng chính vì thế mà số lượng các cửa hàng đồ điện gia dụng cũng tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Bạn đang ấp ủ dự định kinh doanh? Sau đây Luật Nhân Dân cung cấp cho bạn đọc các thông tin về thủ tục mở cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn!
Nội Dung Bài Viết
1. Các nguyên tắc kinh doanh đồ điện gia dụng
Có 3 nguyên tắc cần thiết khi kinh doanh đồ điện gia dụng bạn cần nắm rõ:
– Thứ nhất, quan tâm đến nhu cầu và yêu cầu nơi bạn mở ra. Những điều kiện tiên quyết giúp bạn quyết định những yếu tố đi kèm như địa điểm, quy mô, cách thức tiếp cận…
– Thứ hai, cố gắng đa dạng sản phẩm. Đa dạng sản phẩm có nghĩa là mặt hàng bạn bán là những sản phẩm thuộc nhiều hãng, với các mức giá cũng như chức năng khác nhau, khách hàng có thể thoải mái chọn những thứ phù hợp nhất.
– Thứ ba, hãy trang bị cho mình những kiến thức, am hiểu nhất định về sản phẩm bạn kinh doanh. Làm người tư vấn cho chính khách hàng của bạn về những sản phẩm đó cũng như cách bài trí cho nhu cầu của họ.
2. Quy định về thuế khi mở cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng
Sau khi đăng ký kinh doanh và đi vào hoạt động, cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng của bạn phải nộp thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân theo đúng quy định. Trong đó:
+ Thuế môn bài: cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng nộp thuế môn bài theo 6 mức: 1.000.000 đồng, 750.000 đồng, 500.000 đồng, 300.000 đồng, 100.000 đồng hoặc 50.000 đồng. Số thuế này nộp 1 lần trong cả năm, tương ứng với mức thu nhập mỗi tháng của cửa hàng kinh doanh lần lượt là: trên 1,5 triệu đồng, trên 1tr – 1,5 triệu đồng, trên 750.000 đồng – 1 triệu đồng, trên 500.000 – 750.000 đồng, trên 300.000- 500.000 và từ 300.000 đồng trở xuống.
+ Thuế giá trị gia tăng: thuế GTGT khi cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng được tính dựa trên biểu tỷ lệ giá trị gia tăng (%) trên doanh số áp dụng tính thuế GTGT đối với cửa hàng, cá nhân kinh doanh.
+ Thuế thu nhập cá nhân: Thuế này được áp dụng theo bảng lũy tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế TNCN năm 2007.
Tuy nhiên, các khoản thuế này không phải nộp ngay khi thực hiện đăng ký kinh doanh.
3. Những lưu ý khi mở cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng
Thường thì khi mở cửa hàng kinh doanh mọi người hay lựa chọn đăng ký kinh doanh hộ cá thể thì bạn cần lưu ý những thủ tục mở cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng sau:
– Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm duy nhất và đăng ký một cửa hàng duy nhất;
– Sử dụng không quá 10 lao động cho hoạt động kinh doanh, nếu sử dụng quá 10 lao động phải chuyển đổi lên hình thức doanh nghiệp;
– Không có con dấu;
– Phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
4. Những bước quan trọng khi mở cửa hàng đồ điện gia dụng
Khi mở cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng, bạn nên thực hiện theo 5 bước sau đây:
Bước 1: Phân tích tổng quan thị trường
Trước tiên bạn cần nghiên cứu tổng quan thị trường để đánh giá thị trường đồ điện gia dụng. Đặc biệt là nhu cầu mua sắm của khách hàng mục tiêu mà bạn đang hướng đến. Việc phân tích nhu cầu người tiêu dùng là cơ sở để đưa ra các chiến lược kinh doanh cho cửa hàng trong tương lai.
Bước 2: Tìm hiểu kinh nghiệm từ các cửa hàng đồ điện gia dụng khác
Đừng chỉ xem các cửa hàng kinh doanh khác là đối thủ bởi bạn có thể học được rất nhiều kinh nghiệm và cơ hội phát triển từ họ. Trong cùng một lĩnh vực sẽ có sự tương đồng nhất định về đối tượng khách hàng.
Hãy phân tích ưu – nhược điểm của các cửa hàng hiện có trên thị trường giúp bạn có những quyết định chính xác, cũng như phương hướng kinh doanh đúng đắn.
Bước 3: Lựa chọn mặt hàng sẽ kinh doanh
Ngành công nghiệp thiết bị điện gia dụng ngày càng phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cuộc sống. Vì vậy, khi mở cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng bạn phải lựa chọn chính xác các loại mặt hàng phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng mục tiêu.
Bước 4: Chọn thương hiệu và nhà cung cấp
Khi mở cửa hàng kinh doanh bạn phải có được mối liên hệ với nhiều đại lý khác nhau. Mỗi nhà cung cấp sẽ có mức giá ưu đãi trên các nhãn hiệu khác. Do đó, hãy liên hệ với đơn vị cung cấp ở nhiều quy mô và phân khúc giá để tìm được những đối tác phù hợp.
Bước 5: Xác định địa điểm kinh doanh
Chọn vị trí kinh doanh là một trong những điểm ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh. Những khu vực đông cư, nhiều người qua lại, giao thông thuận lợi,… chắc chắn sẽ là nơi lý tưởng để thuê mặt bằng.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến thủ tục mở cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng mà Luật Nhân Dân cung cấp. Nếu còn thắc mắc, bạn hãy liên hệ ngay tới Luật Nhân Dân để được giải đáp chi tiết!
Chúc bạn thực hiện thủ tục mở cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng thành công!
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666 – Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!