Thủ tục và mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất năm 2024
Hòa giải là một bước quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai. Sau đây là trình tự thủ tục hòa giải và mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai, mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết dưới đây với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai năm 2013;
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai do Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 05 năm 2014;
- Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai do Chính phủ ban hành ngày 06 tháng 01 năm 2017;
Quy định về thủ tục hòa giải
+ Theo quy định tại điều 202 Luật đất đai năm 2013, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình.
Sau khi nhận được đơn yêu cầu hòa giải, ủy ban nhân dân có trách nhiệm sau đây:
– Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;
– Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải.
Hòa giải được tiến hành khi có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nếu một trong các bên tranh chấp không có mặt thì coi như việc hòa giải không thành.
+ Theo quy định tại Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP Thời hạn để thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân cấp xã là không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.
Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai
ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ……………… ————— |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————– |
BIÊN BẢN
Hòa giải tranh chấp đất đai giữa ông/bà…………..với ông/bà…………….
Căn cứ theo đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất đề ngày …. của ông (bà) …. Địa chỉ …. …….
Hôm nay, hồi….giờ….ngày……tháng…..năm…, tại……………, thành phần gồm có:
1. Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai:
– Ông (bà) ………………….. Chủ tịch Hội đồng, chủ trì
– Ông (bà)………………………………..chức vụ…… ……..………
– Ông (bà)………………………………..chức vụ…… ……..………
2. Bên có đơn tranh chấp:
– Ông (bà)…………..chức vụ………….., đơn vị…………. (nếu là tổ chức).
– Ông (bà)…………………………Số CMND………………….
Địa chỉ nơi ở hiện tại: …………………………….
3. Người bị tranh chấp đất đai: .
– Ông (bà)……………….chức vụ……………, đơn vị……….. (nếu là tổ chức).
– Ông (bà)…………………………Số CMND……………..
Địa chỉ nơi ở hiện tại: …………………………………………
4. Người có quyền, lợi ích liên quan (nếu có):
– Ông (bà)………………..chức vụ……………., đơn vị…………. (nếu là tổ chức).
– Ông (bà)…………………………Số CMND………………….
Địa chỉ nơi ở hiện tại: ………………………………………. .
Nội dung:
– Người chủ trì: Nêu rõ lý do hoà giải, giới thiệu thành phần tham dự hoà giải, tư cách tham dự của người tranh chấp, người bị tranh chấp và các cá nhân, tổ chức có liên quan. Công bố nội dung hoà giải, hướng dẫn các bên tham gia hoà giải, cách thức hoà giải để đảm bảo phiên hoà giải có trật tự và hiệu quả.
– Cán bộ địa chính báo cáo tóm tắt kết quả xác minh (lưu ý không nêu hướng hòa giải).
– Ý kiến của các bên tham gia hoà giải:
+ Ý kiến phát biểu của người tranh chấp (nêu nội dung, yêu cầu hoà giải, tài liệu chứng minh …);
+ Ý kiến phát biểu của người bị tranh chấp (phản biện lại ý kiến của người có đơn tranh chấp, tài liệu chứng minh, yêu cầu …);
+ Ý kiến của người có liên quan;
+ Ý kiến của các thành viên Hội đồng hoà giải.
– Kết luận: Trên cơ sở các ý kiến tại phiên hoà giải và thông tin, tài liệu thu thập được, người chủ trì kết luận các nội dung sau:
+ Diện tích đất đang tranh chấp có hay không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
+ Những nội dung đã được các bên tham gia hoà giải thoả thuận, không thoả thuận. Trường hợp không thoả thuận được thì ghi rõ lý do;
+ Hướng dẫn các bên gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất trong trường hợp hoà giải không thành
+ Trường hợp hòa giải thành thì ghi rõ trong Biên bản: Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp không có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành hôm nay thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân (cấp xã) sẽ tổ chức thực hiện kết quả hòa giải thành.
Biên bản đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe và ký xác nhận; Biên bản được lập thành … giao cho người tranh chấp, người bị tranh chấp mỗi người một bản và lưu tại UBND … một bản.
Người chủ trì
(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Người ghi biên bản
(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Các bên tranh chấp đất đai
(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
|
Các thành viên hội đồng hòa giải
(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
|
Các bên liên quan
(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân Dân về Thủ tục và mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai nhanh trọn gói của chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
xin hỏi luật sư. tôi có đất của Ông bà khai hoang làm ruộng từ khoảng năm 1992. Nhưng đến năm 2000 do mưa lũ nên đất khai hoang của ông bà tôi bị sạt và lũ cuốn trôi không còn hiện trạng thửa đất như ban đầu, đến năm 2006 có gia đình khác trong bản đi làm nương ngô tại chỗ đất khai hoang của ông bà tôi cho đến tận bay giờ (năm 2020) mặc dù ông bà tôi cũng có nói hàng năm không cho làm nhưng gia đình đó vẫn làm, đến năm 2020 ông bà tôi muốn đòi lại số đất đó, xin hỏi luật sư có đòi lại được không. (đất tự khai hoang, không có sổ đỏ)