Thủ tục xin cấp lại sổ BHXH bị mất, hỏng mới nhất năm 2024
Quy trình thủ tục cấp lại số bảo hiểm xã hội khi bị mất, cháy rách, thay đổi thông tin cá nhân… như thế nào là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Sau đây Luật Nhân Dân sẽ cung cấp cho bạn đọc về thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, mời bạn đọc cùng tham khảo và áp dụng.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;
- Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 4 năm 2017.
Sổ bảo hiểm xã hội là gì?
Theo quy định tại điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.
Theo đó, sổ bảo hiểm thể hiện được sự tham gia bảo hiểm của mỗi cá nhân, quá trình cùng như thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của mỗi người nhằm theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ BHXH là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội.
Các trường hợp được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH, quy định về các trường hợp được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Cụ thể như sau:
- Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội cho các trường hợp mất, hỏng, gộp, thay đổi số sổ, họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần còn thời gian đóng bảo hiểm tự nguyện chưa hưởng.
- Cấp lại bìa sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp sai giới tính hoặc quốc tịch.
- Cấp lại tờ rời sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp mất hoặc hỏng.
Thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Theo Khoản 2 điều 97 Luật bảo hiểm xã hội và khoản 1 điều 27 Quyết định 595/QĐ/BHXH Hồ sơ xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bao gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
- Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS) (Trường hợp cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH);
- Đơn đề nghị cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội của người lao động.
– Bước 2: Nộp hồ sơ
Người lao động nộp hồ sơ xin cấp lại sổ bảo hiểm cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc nộp thông qua đơn vị đang làm việc
Tiếp nhận hồ sơ và nhận kết quả
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ xử lý để cấp lại sổ bảo hiểm theo yêu cầu trên cơ sở pháp luật.
- Cấp lại sổ không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đôi với trường hợp do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; Sổ Bảo hiểm xã hội do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ
- Cấp lại sổ không quá 45 ngày đối với trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc (cần có văn bản thông báo cho người lao động biết)
- Cấp lại sổ không quá 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ trong trường hợp cần điều chỉnh lại nội dung ghi trên sổ.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!