Thừa pháp lại là gì? Điều kiện trở thành thừa phát lại theo quy định
Thừa phát lại là gì và công việc của thừa phát lại? Điều kiện để trở thành thừa phát lại như thế nào theo quy định? Dưới đây là giải đáp về vấn đề này của Luật Nhân Dân, mời các bạn cùng tìm hiểu.
Nội Dung Bài Viết
Thừa phát lại là gì?
Thừa phát lại là một chức danh – một người được nhà nước bổ nhiệm để thực hiện các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của các văn bản pháp luật có liên quan.
Công việc của thừa pháp lại
Thừa phát lại được thực hiện các công việc trong phạm vi quyền đối với công việc được giao, bao gồm các công việc cụ thể như sau:
– Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.
Tống đạt được hiểu là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự. Theo đó, trưởng văn phòng Thừa phát lại có thể giao thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại thực hiện việc tống đạt, việc thông báo về thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và việc tống đạt văn bản của Tòa án thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng.
– Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Lập vi bằng là một trong những công việc của người thừa hành thừa phát lại, được thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định
– Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.
Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự. Việc xác minh điều kiện thi hành án được tiến hành bằng văn bản yêu cầu hoặc trực tiếp xác minh.
– Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự.
Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án. Thừa phát lại có thể tổ chức thi hành các vụ việc ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt văn phòng Thừa phát lại nếu đương sự có tài sản, cư trú hay có các điều kiện khác ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt văn phòng Thừa phát lại.
Điều kiện để trở thành thừa phát lại
Để trở thành thừa phát lại, cá nhân phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;
- Không có tiền án;
- Có bằng cử nhân luật;
- Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phấn, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên;
- Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;
- Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.
Cá nhân có nguyện vọng làm người hành nghề thừa phát lại nộp hồ sơ xin bổ nhiệm vị trí công việc tại Sở tư pháp, hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn xin bổ nhiệm làm Thừa phát lại;
- Giấy chứng nhận sức khỏe; lý lịch cá nhân và phiếu lý lịch tư pháp;
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và các giấy tờ cần thiết khác.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thừa phát lại trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Người được bổ nhiệm làm Thừa phát sẽ lại được Bộ Tư pháp cấp thẻ Thừa phát lại.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân Dân về Thừa pháp lại là gì? Điều kiện trở thành thừa phát lại theo quy định. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ dịch vụ luật sư của Luật Nhân Dân để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!