Quy định về Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là gì và mức xử phạt tội danh này như thế nào theo quy định của pháp luật? Dưới đây là những chia sẻ của Luật Nhân Dân về vấn đề này, mời các bạn cùng tìm hiểu.
Nội Dung Bài Viết
Căn cứ pháp lý
Thế nào là lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ?
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là tất cả các hành vi cố ý lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ để làm những điều gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, cho quyền hoặc lợi ích hợp pháp của công dân và chủ thể thực hiện hành vi này là vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
Các yếu tố cấu thành tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
+ Chủ thể:
Tội phạm này có chủ thể là chủ thể đặc biệt, ngoài việc có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt tuổi luật định thì tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ chủ thể phạm tội phải là người có chức vụ, quyền hạn.
+ Khách thể:
Tội phạm này xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của Nhà nước, lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân.
+ Mặt khách quan:
– Hành vi khách quan của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ: Người phạm tội phải là người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn và họ đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình trong khi thi hành công vụ một cách trái phép nhằm đạt được mục đích mà họ đặt ra gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
– Hậu quả của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Nếu không gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân mà nhằm mục đích khác, thì tùy trường hợp mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ theo điểm b khoản 2 Điều 354 Bộ luật hình sự; tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo Điều 355 Bộ luật hình sự,…
– Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ với hậu quả gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện được hành vi gây thiệt hại; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện hành vi gây thiệt hại một cách dễ dàng.
+ Mặt chủ quan:
Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
Lưu ý khi xác định tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ:
Động cơ của người phạm tội là yếu tố bắt buộc khi xác định tội phạm này. Nếu không xác định được động cơ của người phạm tội thì hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân chưa cấu thành tội phạm này.
Hình phạt với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo BLHS
Điều 356 bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 quy định ba mức khung hình phạt đối với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ như sau:
1. Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:
Áp dụng khung hình phạt này khi có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
2. Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
Áp dụng khung hình phạt này khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có tổ chức
- Phạm tội 02 lần trở lên
- Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
Áp dụng khi phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp về luật hình sự hay những vấn đề có liên quan hãy liên hệ dịch vụ luật sư của Luật Nhân Dân để được giải đáp một cách nhanh chóng, cập nhật những quy định mới nhất của pháp luật hình sự hiện hành.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!