Trách nhiệm trả nợ chung của vợ chồng sau ly hôn
Sau khi ly hôn thì nghĩa vụ và trách nhiệm trả nợ chung của vợ chồng được pháp luật quy định như thế nào? Để giải đáp thắc mắc này mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Nghĩa vụ trả nợ chung của vọ chồng theo quy định
1. Vợ chồng cùng nhau trả nợ khi đang trong thời kỳ hôn nhân
Theo quy định tại điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì vợ chồng sẽ phải cùng nhau trả nợ chung, đây là nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ hôn nhân, khi:
- Cả hai bên đã cùng nhau thỏa thuận, xác lập và theo quy định hai người phải cùng chịu trách nhiệm;
- Khoản nợ đó phát sinh do một bên chồng hoặc vợ thực hiện nhưng để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
- Nghĩa vụ trả nợ phát sinh nhằm chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
- Việc vay nợ để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.
Mặt khác, nếu không thỏa thuận về việc cùng nhau trả nợ chung thì vợ hoặc chồng cũng phải chịu trách nhiệm liên đới theo quy định tại điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, theo đó phải chịu trách nhiệm liên đới với các giao dịch của một bên thực hiện nếu:
- Việc vay nợ nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
- Vợ hoặc chồng đứng ra vay vốn nhưng có sự ủy quyền của người còn lại hoặc có sự đồng ý của cả hai vợ chồng…
Quy định như vậy không đánh đồng việc phải trả nợ chung trong thời kỳ hôn nhân, pháp luật cũng quy định về nghĩa vụ tài sản riêng đối với mỗi người, trong trường hợp sau đây:
- Khoản nợ của mỗi bên có trước khi kết hôn;
- Nợ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng mà nó không phải nguồn sống duy nhất của gia đình hoặc để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
- Khoản nợ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện mà không vì nhu cầu của gia đình; hoặc từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.
2. Vợ chồng cùng nhau trả nợ sau khi ly hôn
Theo quy định tại điều 60 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, sau khi ly hôn, vợ chồng vẫn có nghĩa vụ tài sản với người thứ ba, trừ trường hợp có sự thỏa thuận khác giữa vợ, chồng và người thứ ba.
Do đó, sau khi ly hôn, nếu hai vợ chồng vẫn có nợ chung thì bắt buộc cả hai người cùng phải thực hiện việc trả nợ, trừ trường hợp:
- Có sự thỏa thuận giữa vợ và chồng hoặc vợ chồng thỏa thuận với người thứ ba;
- Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án phân chia cụ thể trong bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật theo yêu cầu của một trong hai bên ly hôn.
Như vậy, sau khi ly hôn, vợ chồng vẫn phải cùng nhau trả nợ chung. Tùy thuộc vào sự thỏa thuận của vợ chồng, người có quyền lợi, lợi ích liên quan hoặc yêu cầu Tòa phân định.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Trách nhiệm trả nợ chung của vợ chồng sau ly hôn. Nếu còn những vướng mắc về thủ tục ly hôn hoặc các vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
» LIÊN HỆ NGAY #1 Dịch vụ tư vấn giải quyết ly hôn nhanh trọn gói «
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn