Trình độ văn hóa là gì và cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch
Trình độ văn hóa là gì và cách ghi mục này trong sơ yếu lý lịch hay đơn xin việc chuẩn theo quy định như thế nào? Dưới đây là giải đáp về vấn đề này của Luật Nhân Dân, mời các bạn cùng tìm hiểu.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Quyết định 06/2007/QĐ-BNV ban hành thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành ngày 18 tháng 06 năm 2007;
- Quyết định 135-CP năm 1981 về hệ thống giáo dục phổ thông mới do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 27 tháng 03 năm 1981;
Trình độ văn hóa là gì?
Chưa có một văn bản nào định nghĩa cụ thể thế nào là Trình độ văn hóa. Theo cách hiểu và sử dụng thông thường thì trình độ văn hóa được dùng để chỉ cấp độ học tập theo các bậc học phổ thông (được thể hiện trong mẫu Sơ yếu lý lịch).
Theo nghĩa rộng thì trình độ văn hóa còn bao gồm cả trình độ phát triển vật chất và trình độ của một cá nhân nhất định hay một nhóm người, một xã hội, trong đó chứa đựng cả cách sống, lối sống. Còn trình độ phổ thông là trình độ của một người tiếp thu kiến thức trong quá trình học tập của mình thông qua các bậc học phổ thông.
Do đó, có thể người có trình độ học vấn cao chưa chắc đã có trình độ văn hóa cao, đôi khi vẫn bị coi là người thiếu văn hóa. Do đó việc hiểu trình độ văn hóa như trên là chưa thực sự hợp lý.
Có thể thay đổi cụm từ trình độ văn hóa bằng cụm từ khác như trình độ học vấn hay trình độ giáo dục phổ thông trong các mẫu Sơ yếu lý lịch để tránh nhầm lẫn.
Cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch, đơn xin việc
Trong bản ghi Sơ yếu lý lịch hay đơn xin việc làm cần kê khai trình độ văn hóa cụ thể như sau: Ghi đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc hệ đào tạo phổ thông nào.
Chẳng hạn như : Lớp 10/10 (đối với người tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm); Lớp 12/12 (đối với người tốt nghiệp lớp 12 hệ 12 năm) theo nội dung Quyết định 06/2007/QĐ-BNV.
Lưu ý rằng từ năm 1981 thì hệ thống giáo dục được chuyển từ hệ 10 năm sang hệ 12 năm theo nội dung Quyết định 135-CP năm 1981.
Ngoài ra, , trình độ chuyên môn ghi trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo, bồi dưỡng tại thời điểm kê khai như: Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Kỹ sư, Cử nhân, Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp…
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân Dân về Trình độ văn hóa là gì và cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với dịch vụ luật sư của Luật Nhân Dân để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!