Xác định mối quan hệ công ty mẹ, công ty con
Tổ hợp công ty mẹ, công ty con là mô hình quen thuộc của các tập đoàn kinh tế. Vậy thế nào là công ty mẹ và công ty con, mối liên hệ giữa hai loại công ty này ra sao? Để giải đáp được những vướng mắc này, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Thông tư 202/2014/TT-BTC hướng dẫn phương pháp lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014.
Thế nào là công ty mẹ, công ty con?
Theo quy định tại điều 189 luật doanh nghiệp 2014, một công ty được coi là công ty mẹ của một công ty khác khi thuộc các trường hợp sau đây:
- Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
- Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
- Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
Quyền hạn và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con
Theo quy định tại điều 190 Luật doanh nghiệp năm 2014, quy định:
- Phụ thuộc vào từng loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện những quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng
- Việc xác lập và thực hiện hợp đồng, giao dịch độc lập và bình đẳng đối với các hợp đồng, giao dịch cũng như các quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con.
- Trong trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó;
- Người quản lý công ty mẹ sẽ là người chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định phải liên đới cùng công ty chịu trách nhiệm về các thiệt hại gây ra.
- Nếu công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con;
Hạn chế của công ty con với công ty mẹ
- Công ty con không được đầu tư góp vốn cũng như mua cổ phần của công ty mẹ.
- Các công ty con cùng một công ty mẹ không được cùng nhau ổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con;
- Các công ty con cùng một công ty mẹ (doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước) không được góp vốn thành lập doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính
+ Kết thúc năm tài chính, công ty mẹ phải lập các báo cáo, cụ thể:
- Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ theo quy định của pháp luật về kế toán;
- Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh hằng năm của công ty mẹ và công ty con;
- Báo cáo tổng hợp công tác quản lý, điều hành của công ty mẹ và công ty con.
- Báo cáo, tài liệu quyết toán tài chính hằng năm của công ty mẹ, của công ty con và các báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty mẹ.
+ Công ty con cần phải lập báo cáo tổng hợp về mua, bán và các giao dịch khác với công ty mẹ.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về việc xác định thế nào là công ty mẹ, công ty con và mối quan hệ giữa hai loại công ty này. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!