Xây nhà cấp 4 có phải xin phép không? Thủ tục xin phép xây dựng nhà cấp 4?
Nhiều bạn đọc thắc mắc xây dựng nhà cấp 4 có phải xin phép không? Thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà ở cấp 4 như thế nào? Sau đây Luật Nhân Dân sẽ giải đáp tất cả những câu hỏi liên quan đến vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Luật xây dựng năm 2014;
- Thông tư 15/2016/TT-BXD hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng do Bộ trưởng Bộ xây dựng ban hành ngày 30 tháng 6 năm 2016;
Giấy phép xây dựng mang ý nghĩa gì?
Giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp có đối tượng cụ thể theo quy định, thông quan đây, cơ quan chức có thể nắm bắt được chủ đầu tư xây dựng có thực hiện theo đúng quy hoạch xây dựng theo quy định của pháp luật hay không?
Đây cũng là cơ sở để cơ quan nhà nước có thể nắm bắt được tình hình xây dựng sửa chữa hiện từng địa phương, cũng như trên phạm vi cả nước.
Việc cấp giấy phép xây dựng là căn cứ để đảm bảo việc quản lý của các cơ quan có thẩm quyền về việc tuân thủ theo quy định của pháp luật trong quá trình thi công các công trình xây dựng và xử lý các trường hợp vi phạm.
Xây dựng nhà cấp 4 có cần xin giấy phép xây dựng hay không?
Theo quy định tại điều 89 Luật xây dựng năm 2014, các công trình phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng (theo đúng quy định) là các công trình xây dựng trên phần đất được phép xây dựng không thuộc vào các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định.
Theo quy định của Luật xây dựng năm 2014, các trường hợp được miễn cấp giấy phép xây dựng như sau:
- Các công trình nằm trong danh sách là công trình bí mật, theo sự phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyền; xây dựng theo lệnh khẩn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng, hay các công trình khi xây dựng lên có vị trí nằm ở trên cả hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên sẽ được miễn giấy phép xây dựng.
- Các công trình theo sự phê chuẩn của các cơ quan, cấp lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt là công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng và đầu tư vào công trình này.
- Các công trình được xây lên theo hình thức xây dựng tạm để nhằm phục vụ cho quá trình xây dựng một công trình khác mà công trình được xây dựng này là công trình chính thì sẽ là công trình chính.
- Các công trình được cơ quan có thẩm quyền và xác định là công trình xây dựng được phép xây dựng ngoài tuyến đô thị, các công trình xây dựng thuộc các dự án theo quy định của pháp luật ví dụ như các khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Các công trình là nhà ở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt xác định thuộc vào các dự án phát triển đô thị, nhà ở với quy mô diện tích và số tầng theo quy định của pháp luật.
- Các công trình được xác định là công trình sửa chữa, cải tạo và khi sửa chữa cải tạo thì không làm ảnh hưởng và thay đổi kết cấu chịu lực, chức năng sử dụng và độ an toàn của công trình, hoặc các công trình sửa chữa cải tạo có làm thay đổi kết cấu mặt ngoài nhưng không tiếp giáp với đường trong đô thị.
- Các công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế đầu tư xây dựng đối với công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết về xây dựng điểm dân cư.
- Các công trình được xác định là công trình xây dựng nhà ở thuộc các khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng ở nông thôn sẽ được miễn giấy phép xây dựng.
Như vậy, nếu nhà cấp 4 thuộc đối tượng phải xin cấp giấy phép xây dựng thì bắt buộc cần phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng; Nếu nhà cấp 4 không thuộc các trường hợp buộc phải xin cấp giấy phép thì chủ thể xây dựng không phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng.
Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà cấp 4
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Theo quy định tại Thông tư 15/2016/TT-BXD, hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
+ 01 Tờ đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu ban hành theo Thông tư 15/2016/TT-BXD;
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sử đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất
+ Hai bản vẽ kỹ thuật hoặc thiết kế thi công được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
- 1 Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
- Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200;
- Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200.
– Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép xây dựng
– Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ tiến hành thủ tục kiểm tra hồ sơ:
Hồ sơ hợp lệ thì hồ sơ và ghi giấy biên nhận hồ sơ hợp lệ; trong vòng 10 ngày làm việc tiến hành thẩm định hồ sơ kiểm tra thực địa để xác thực tính chính xác của các giấy tờ được nộp lên.
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lý và chưa chính xác thì thông báo lại cho chủ đầu tư bằng văn bản và hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ.
- Hồ sơ đã hoàn thiện và hợp lý thì Cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành và các điều kiện được cấp giấy phép xây dựng để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.
Hồ sơ thiếu hoặc sai thì hướng dẫn cho chủ đầu tư hoàn thành hồ sơ theo đúng quy định.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Xây dựng nhà cấp 4 có phải xin phép không? Thủ tục xin phép xây dựng nhà cấp 4? Nếu còn những vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!