Nhãn xanh Việt Nam là gì và thủ tục đăng ký nhãn xanh Việt Nam
Nhãn xanh Việt Nam là gì? Hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn xanh Việt Nam ra sao? Để giải đáp những thắc mắc này mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết sau với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Thông tư 41/2013/TT-BTNMT quy định trình tự, thủ tục, chứng nhận nhãn sinh thái cho sản phẩm thân thiện với môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 02 tháng 12 năm 2014;
Nhãn xanh Việt Nam là gì?
Nhãn Xanh Việt Nam là loại nhãn được dùng để chỉ ra những sản phẩm có mức độ ưu tiên chung về môi trường cao hơn so với những loại sản phẩm khác trong cùng một nhóm sản phẩm trên cơ sở đánh giá những tác động và ảnh hưởng lên môi trường của toàn bộ chu trình luân chuyển (vòng đời) của sản phẩm.
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 41/2013/TT-BTNMT, tiêu chí của nhãn xanh Việt Nam đó là:
- Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường và lao động của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
- Tác động của toàn bộ vòng đời sản phẩm từ quá trình khai thác nguyên liệu, sản xuất, phân phối, sử dụng và sau khi thải bỏ gây hại ít hơn cho môi trường so với sản phẩm cùng loại.
Hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký nhãn xanh Việt Nam.
+ Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 41/2013/TT-BTNMT Hồ sơ gồm có các giấy tờ sau đây:
- Một (01) Đơn đề nghị chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này;
- Một (01) bản chính Báo cáo hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp theo mẫu hoặc một (01) bản sao y bản chính có chứng thực giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia còn hiệu lực do tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật cấp; hoặc một (01) bản sao y bản chính có chứng thực giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001: 2004 do tổ chức công nhận là thành viên của Diễn đàn Công nhận quốc tế (IFA), Hiệp hội Công nhận Thái Bình Dương (PAC) cấp; hoặc tiêu chuẩn tương đương;
- Một (01) bản chính Báo cáo đánh giá sản phẩm đáp ứng tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho từng nhóm sản phẩm tương ứng, kèm theo kết quả thử nghiệm do Tổ chức thử nghiệm cấp có thời hạn không quá sáu (06) tháng kể từ ngày Tổng cục Môi trường nhận được Hồ sơ đăng ký hợp lệ;
- Một (01) bản sao y bản chính giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa;
- Một (01) bản chụp hoặc vẽ kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm có kích cỡ bằng 21 cmx 29 cm.
+ Trình tự, thủ tục đăng ký chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam
- Nộp hồ sơ đã chuẩn bị tới Tổng cục môi trường. Tổng cục môi trường tiếp nhận hồ sơ và giao 01 (một) bộ phận chuyên môn thuộc Tổng cục làm đơn vị thường trực đánh giá hồ sơ đăng ký chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam.
- Tổng cục Môi trường có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký.
- Trên cơ sở xác định mức độ phù hợp của hồ sơ đăng ký với tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm đánh giá hồ sơ đăng ký chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.
+ Nếu kết quả đánh giá đạt yêu cầu thì Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường có trách nhiệm ký Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả đánh giá và quyết định này được thông báo tới doanh nghiệp ngay khi được ký ban hành.
+ Nếu kết quả đánh giá không đạt yêu cầu thì Tổng cục Môi trường có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do không đạt yêu cầu trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Nhãn xanh Việt Nam là gì và thủ tục đăng ký nhãn xanh Việt Nam. Nếu còn những vướng mắc về các vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666 – Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!