Quan hệ pháp luật là gì? Đặc điểm cấu thành quan hệ pháp luật
Quan hệ pháp luật là gì và Đặc điểm và yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật như thế nào? Dưới đây là giải đáp của Luật Nhân Dân về những thắc mắc này, mời các bạn cùng tìm hiểu.
Nội Dung Bài Viết
Định nghĩa về quan hệ pháp luật
Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật khác nhau, những quan hệ xã hội này xác lập, phát triển, tồn tại hay chấm dứt dựa trên quy định của pháp luật, các bên tham gia vào quan hệ đó là những chủ thể có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý phát sinh được pháp luật quy định và Nhà nước sẽ bảo đảm thực hiện.
Hiện nay trên thực tế có rất nhiều các quan hệ xã hội ví dụ như quan hệ pháp luật hình sự, quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật kinh tế, thương mại, quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình…vv… Chung quy lại là rất rộng và nhiều về các quan hệ pháp luật nhưng tựu chung có những đặc điểm sau.
Đặc điểm của quan hệ pháp luật
– Quan hệ này được phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật. Trong đó, quy phạm pháp luật là sự dự liệu tình huống nảy sinh quan hệ pháp luật, xác định được chủ thể tham gia, quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý.
– Quan hệ mang tính ý chí, đây là ý chí của Nhà nước sau đó mới là ý chí của các bên tham gia vào quan hệ đó.
– Nhà nước đảm bảo cho việc thực hiện quan hệ pháp luật, thậm chí là bảo đảm bằng các biện pháp cưỡng chế thi hành.
– Khi tham gia quan hệ này, các bên bị ràng buộc bằng quyền chủ thể và nghĩa vụ mà pháp luật quy định.
– Quan hệ pháp luật còn mang tính cụ về chủ thể tham gia là cá nhân, tổ chức hay cơ quan nhà nước cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.
Yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật
Quan hệ pháp luật được cấu thành bởi những yếu tố cơ bản sau: Chủ thể của quan hệ pháp luật; Khách thể của quan hệ pháp luật và Nội dung của quan hệ pháp luật.
* Chủ thể của quan hệ pháp luật: Chủ thể trong quan hệ pháp luật có thể là cá nhân, tổ chức phải có năng pháp luật, năng lực hành vi phù hợp phù hợp để tham gia vào các quan hệ đó và thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ pháp lý theo quy định. Theo đó, chủ thể là cá nhân lại khác với chủ thể là tổ chức, sẽ phát sinh những quyền và nghĩa vụ khác nhau, cụ thể là:
– Chủ thể quan hệ pháp luật là cá nhân: Năng lực pháp luật của cá nhân là khả năng để cá nhân đó có quyền và nghĩa vụ dân sự. Còn năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác lập theo quy định của pháp luật, là khả năng mà cá nhân đó bằng hành vi của mình để xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.
– Chủ thể quan hệ pháp luật là tổ chức: Đối với chủ thể này, năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi sẽ xuất hiện đồng thời khi tổ chức đó thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật và chấm dứt tư cách pháp lý khi bị tuyên bố phá sản, giải thể.
* Khách thể của quan hệ pháp luật:
– Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích mà các chủ thể mong muốn đạt được, có thể là những lợi ích về vật chất hoặc tinh thần.
– Khách thể trong quan hệ pháp luật có thể là tài sản vật chất, lợi ích phi vật chất hay hành vi xử sự của con người.
– Những lợi ích phi vật chất khác….
* Nội dung của quan hệ pháp luật: là tất cả những quyền và nghĩa vụ của chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật đó. Mọi hành vi của chủ thể phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những chia sẻ về quan hệ pháp luật là gì và đặc điểm cấu thành quan hệ pháp luật, hi vọng sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào hay đang gặp vướng mắc cần tư vấn, vui lòng liên hệ với luật sư của Luật Nhân Dân để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.