Giấy khai sinh gốc bị mất, hỏng, thất lạc có cấp lại được không?
Giấy khai sinh có thể bị mất, hỏng hay thất lạc vì nhiều lý do khác nhau. Vậy khi này có được cấp lại giấy khai sinh bản chính không và thủ tục để được cấp lại giấy khai sinh ra sao, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc này.
Nội Dung Bài Viết
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch
- Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP
Giấy khai sinh là gì?
Dựa theo quy định của pháp luật về hộ tịch, có thể hiểu rằng, giấy khai sinh là văn bản bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân như họ và tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh, quê quá, họ và tên cha, mẹ…do cơ quan nhà nước cơ quan thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh.
Có được cấp lại giấy khai sinh bản gốc khi bị mất không?
Theo quy định của pháp luật về hộ tịch thì khi mất bản chính giấy khai sinh, chủ thể sẽ chỉ được cấp bản sao trích lục hộ tịch về việc khai sinh đã đăng ký này mà không được cấp lại Bản chính (bản gốc) của giấy tờ đó.
Trong trường hợp cơ sở quản lý dữ liệu không còn lưu giữ những giấy tờ trước đó chứng minh nên không thể thực hiện được việc xin cấp bản sao trích lục hộ tịch về việc khai sinh thì chủ thể có thể làm thủ tục đăng ký lại khai sinh (không phải cấp lại bản chính giấy khai sinh trước đó)
Như vậy, chủ thể yêu cầu sẽ được cấp bản sao trích lục hộ tịch về việc đăng ký khai sinh (có giá trị như bản Giấy khai sinh gốc) hoặc Giấy khai sinh theo yêu cầu đăng ký lại (Không phải bản mới của giấy khai sinh cũ được cấp trước đó).
Thủ tục cấp lại bản sao / đăng ký lại khai sinh
Trường hợp xin cấp bản sao trích lục hộ tịch.
Theo điều 9 Luật hộ tịch, người yêu cầu xin cấp bản sao trích lục hộ tịch cần phải:
- Nộp tờ khai theo mẫu trực tiếp cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi qua hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến.
- Xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân khi có yêu cầu. Nếu gửi qua bưu chính thì nộp kèm bản sao y một trong các giấy tờ này.
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ xin cấp bản sao trích lục hộ tịch của người yêu cầu, nếu:
đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch (theo khoản 2 điều 64 luật hộ tịch).
Trường hợp đăng ký lại khai sinh
Việc này được thực hiện khi Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch không còn lưu giữ thông tin về Giấy khai sinh.
Theo Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, người yêu cầu đăng ký lại khai sinh nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP.
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh;
- Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người có yêu cầu xin cấp lại.
- Bản cam đoan nộp đầy đủ các giấy tờ làm cơ sở để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh hiện có.
Chủ thể yêu cầu sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ tiến hành nộp hồ sơ tại ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú.
Thời hạn để cơ quan có thẩm quyền xử lý giải quyết là 08 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
Trong trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có bản sao Giấy khai sinh được công chứng, chứng thực hợp lệ, bản sao được cấp từ Sổ đăng ký khai sinh, thì những giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ sau đây là cơ sở để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh sẽ là:
- Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu.
- Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú.
- Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, Hồ sơ học tập do cơ quan đào tạo, quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận.
- Giấy tờ khác có thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân.
- Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.
Nếu người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giấy tờ theo quy định nêu trên, phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha – con, mẹ – con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.
- Lưu ý rằng: Mọi trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh cam đoan không đúng sự thật, cố ý chỉ nộp bản sao giấy tờ có lợi để đăng ký lại khai sinh thì việc đăng ký lại khai sinh không có giá trị pháp lý.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân về câu hỏi Giấy khai sinh gốc bị mất, hỏng, thất lạc có cấp lại được không. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!