Hành vi mua bán rắn có vi phạm pháp luật không?
Mua bán rắn để ngâm rượu là hành vi diễn ra khá phổ biến. Vậy hành vi mua bán rắn có vi phạm pháp luật không và bị xử lý như thế nào? Để tìm hiểu, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Luật lâm nghiệp năm 2017;
- Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật trừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp do Chính phủ ban hành ngày 22 tháng 01 năm 2019;
- Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
Hành vi mua bán rắn có vi phạm pháp luật không?
– Theo quy định tại khoản 3 điều 9 Luật lâm nghiệp năm 2017 cấm đối với hành vi săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật, động vật rừng trái quy định.
– Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định hoạt động săn, bắn, bắt, khai thác, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, chế biến, vận chuyển, buôn bán các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm không được ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của loài đó trong tự nhiên. Đối với loài rắn bao gồm có rắn hổ chúa, rắn hổ mang một mắt kính, rắn hổ mang Trung Quốc, rắn hổ mang Xiêm, rắn ráo trâu…
Mức phạt đối với hành vi mua bán rắn trái pháp luật
Theo quy định tại điều 234 Bộ luật hình sự, tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã bị xử phạt như sau:
– Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng – 300 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp có giá trị từ 300 triệu đồng – dưới 1 tỷ đồng; động vật hoang dã thông thường khác có giá trị từ 500 triệu đồng – dưới 1,5 tỷ đồng;
- Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB có giá trị từ 300 triệu đồng – dưới 1 tỷ đồng hoặc của động vật hoang dã thông thường khác có giá trị từ 500 triệu đồng – dưới 1,5 tỷ đồng;
– Phạt từ từ 7 đến 12 năm với hành vi phạm tội trong trường hợp:
- Động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá 1 tỷ đồng trở lên hoặc của động vật hoang dã khác trị giá 1,5 tỷ đồng trở lên;
- Thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Hành vi mua bán rắn có vi phạm pháp luật không. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!