Luật công chứng năm 2024: Những quy định đáng chú ý
Sau đây là những quy định nổi bật, đáng chú ý trong luật công chứng năm 2024 mà Luật Nhân Dân đã tổng hợp, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Luật công chứng năm 2014;
- Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng, phí chứng thực, phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng, phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng, lệ phí cấp thẻ công chứng viên do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 11 tháng 11 năm 2016
Công chứng là gì?
Theo quy định tại khoản 1 điều 2 luật công chứng năm 2014, công chứng là việc chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại do công chứng viên thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Những quy định nổi bật, đáng chú ý trong Luật công chứng
1. Điều kiện để trở thành công chứng viên
Theo quy định tại điều 8 Luật công chứng năm 2014, để trở thành công chứng viên, cá nhân phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
– Bắt buộc là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
– Có bằng cử nhân Luật;
– Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
– Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng;
– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
– Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng
2. Các hợp đồng bắt buộc phải công chứng
– Hợp đồng mua bán nhà ở(quy định tại điều 122 Luật nhà ở năm 2014 và điều 430 Bộ luật dân sự năm 2015:
Theo đó, hợp đồng mua bán nhà ở phải công chứng, trừ trường hợp mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư
– Hợp đồng tặng cho nhà ở, bất động sản (quy định tại điều 122 Luật nhà ở năm 2014 và khoản 1 điều 459 Bộ luật dân sự năm 2015
Theo đó hợp đồng tặng cho nhà ở, bất động sản phải được công chứng trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
– Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở (quy định tại khoản 1 điều 122 luật nhà ở năm 2014)
Theo đó, hợp đồng góp vốn bằng nhà ở phải được công chứng trừ trường hợp Góp vốn bằng nhà ở bởi một bên là tổ chức.
– Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất ( theo Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013)
– Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, nhà ở (theo Khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở 2014; Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013
– Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ ( theo Khoản 5 Điều 647 Bộ luật Dân sự 2015)
– Văn bản thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (theo Khoản 3 Điều 122 Luật nhà ở 2014 và Điểm c Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013)
3. Phí công chứng mua bán nhà đất
Theo quy định tại khoản 2 điều 4 thông tư 257/2016/TT-BTC, trên cơ sở giá chuyển nhượng, mức thu và cách tính phí công chứng mua bán nhà đất được tính như sau:
STT | Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch | Mức thu (đồng/trường hợp) |
1 | Dưới 50 triệu đồng | 50 nghìn |
2 | Từ 50 – 100 triệu đồng | 100 nghìn |
3 | Từ trên 100 triệu đồng – 01 tỷ đồng | 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch |
4 | Từ trên 01 – 03 tỷ đồng | 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng |
5 | Từ trên 03 – 05 tỷ đồng | 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng |
6 | Từ trên 05 – 10 tỷ đồng | 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng |
7 | Từ trên 10 – 100 tỷ đồng | 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng. |
8 | Trên 100 tỷ đồng | 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp). |
Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà giá do các bên thoả thuận thấp hơn mức giá do nhà nước quy định, thì giá trị hợp đồng tính phí công chứng được tính theo công thức sau:
Giá trị nhà, đất tính phí công chứng | = | Diện tích đất ghi trong hợp đồng | x | Giá đất do Nhà nước quy định |
4. Điều kiện chuyển nhượng văn phòng công chứng
Theo quy định tại điều 29 Luật công chứng năm 2014, đối với văn phòng công chứng mà hoạt động từ 02 năm trở lên, nếu có nhu cầu có thể chuyển nhượng cho các công chứng viên khác đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên đối với người dự kiến sẽ tiếp quản vị trí Trưởng Văn phòng công chứng;
– Cam kết hành nghề tại Văn phòng công chứng mà mình nhận chuyển nhượng;
– Cam kết kế thừa quyền và nghĩa vụ của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng.
Theo đó khi đã chuyển nhượng Văn phòng công chứng thì không được phép tham gia thành lập Văn phòng công chứng mới trong thời hạn 05 năm kể từ ngày chuyển nhượng.
5. Vi phạm quy định về công chứng
Khi vi phạm quy định pháp luật về công chứng, tùy theo mức độ, tính chất vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự, khi gây ra thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại. Một số vi phạm thường gặp:
– Không niêm yết phí công chứng, thù lao công chứng và nguyên tắc tính chi phí khác tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng phạt tiền từ 01- 02 triệu đồng;
– Thu thù lao công chứng cao hơn mức trần thù lao công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và mức thù lao đã niêm yết; thu chi phí cao hơn mức chi phí đã thỏa thuận phạt từ 03 – 07 triệu đồng;
– Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi làm giả quyết định cho phép thành lập văn phòng công chứng, giấy đăng ký hoạt động…
Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; hủy bỏ giấy tờ giả đã tạo.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Những điểm nổi bật đáng chú ý trong Luật công chứng. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!