Ngày Pháp luật Việt Nam có ý nghĩa gì?
Vào ngày 9/11 hàng năm, Ngày pháp luật Việt Nam được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật sẽ cho mọi người trong xã hội. Vậy, Ngày pháp luật được chọn ra như thế nào và có ý nghĩa gì? Hãy cùng tìm hiểu với Luật Nhân Dân ở bài viết dưới đây!
Nội Dung Bài Viết
Lý do chọn ngày 9/11 là ngày Pháp luật Việt Nam?
– Ngày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành. Sau Hiến pháp năm 1946, nước ta đã có 05 bản Hiến pháp, bản Hiến pháp đang có hiệu lực là Hiến pháp năm 2013, những tư tưởng lập hiến, những giá trị của Hiến pháp năm 1946 luôn là kim chỉ nam cho toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta. Chính vì vậy, theo đề xuất của Chính phủ, ngày 09/11 – Ngày ban hành Hiến pháp năm 1946 – đạo luật cơ bản đầu tiên của Nhà nước ta được xác định là Ngày pháp luật Việt Nam;
– Ngày này đã được chính thức luật hóa tại Điều 8 Luật phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012.
Vai trò, ý nghĩa của “Ngày Pháp luật”
- Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, đề cao giá trị của Hiến pháp và pháp luật trong nhà nước pháp quyền, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.
- Xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với qui định của Hiến pháp và pháp luật. Pháp luật của nước ta đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch, ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền, lợi ích cho mỗi cá nhân và sự hài hòa các loại lợi ích trong xã hội.
- Đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách; đề cao ý thức làm chủ, tôn trọng kỷ luật, tự do trong khuôn khổ pháp luật; coi trọng các giá trị đạo đức tốt đẹp; ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, xây dựng lối sống, nếp sống văn hóa;
- Nâng cao hiệu quả xây dựng, phổ biến giáo dục pháp luật và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân:
- Hướng tới xây dựng nền văn hóa pháp lý, lối sống pháp luật, tạo lập thói quen ứng xử theo pháp luật ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, không đơn thuần chỉ là một hành động nhất thời.
Tổ chức Ngày pháp luật
Ngày Pháp luật Việt Nam được triển khai tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước nhằm đưa pháp luật trở nên gần gũi, thiết thực với các cán bộ, công chức, viên chức và toàn thể nhân dân
Ngày Pháp luật được tổ chức với các nội dung sau đây:
- Khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội;
- Giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật;
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;
- Vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật;
- Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật;
Ngày Pháp luật có thể được tổ chức dưới các hình thức: Mít tinh; hội thảo; tọa đàm; Thi tìm hiểu pháp luật; Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm; Các hình thức khác.
Như vậy Ngày pháp luật Việt Nam là một ngày quan trọng trong công tác giáo dục, thực hiện pháp luật. Ngày này là dịp để nhắc nhở chúng ta rằng mỗi người dân cần thực hiện nghiêm chỉnh: Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Quý khách hàng liên hệ ngay tới dịch vụ luật sư tư vấn của Luật Nhân Dân để được tư vấn và hỗ trợ!
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!