Người mất tích có được quyền hưởng thừa kế của cha mẹ không?
Pháp luật quy định rất rõ về các hàng thừa kế. Vậy trường hợp một người trong hàng thừa kế bị mất tích thì họ có được hưởng thừa kế nữa không? Tài sản sẽ được chia như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây với Luật Nhân Dân.
Cơ sở pháp lý
Một người được coi là mất tích khi nào?
Theo quy định tại Điều 68 Bộ luật dân sự năm 201, một người chỉ bị coi là mất tích nếu biệt tích 02 năm trở lên, dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm nhưng vẫn không có tin tức xác thực người đó còn sống hay đã chết, do người có quyền, lợi ích liên quan yêu cầu Tòa án tuyên bố người đó mất tích
Như vậy có thể hiểu rằng, chỉ khi có thông báo tuyên bố một người mất tích của Tòa án thì một người mới bị coi là mất tích.
Người mất tích có được quyền hưởng thừa kế của cha mẹ không?
Câu hỏi đặt ra rằng, khi một người đã được Tòa án tuyên bố mất tích thì còn được hưởng thừa kế từ cha mẹ nữa không? Việc hưởng di sản thừa kế của một người được xác định trong hai trường hợp như sau:
Thứ nhất, Hưởng di sản theo di chúc
Theo quy định tại Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2015 di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế và không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần nếu:
- Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
- Chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc nếu di chúc có nhiều người thừa kế theo di chúc không có hiệu lực;
- Di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế…
Như vậy, một người được chỉ định thừa kế theo di chúc mất tích không phải điều kiện để di chúc không có hiệu lực. Do đó, trong nội dung di chúc, cha mẹ hoàn toàn vẫn có thể để lại tài sản cho người con đã mất tích và họ vẫn được hưởng phần di sản này.
Thứ hai, hưởng di sản theo pháp luật.
Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về thứ tự những người hưởng thừa kế theo thứ tự hàng thừa kế như sau:
– Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ 2: Ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người chết; Cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ 3: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; Bác, chú, cậu, cô, dì ruột của người chết; Cháu ruột của người chết mà người chết là bác, chú, cậu, cô, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Theo quy định trên, những người thừa kế trong cùng hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau và chỉ khi hàng thừa kế trước không còn ai do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Do đó, một người mất tích không phải là điều kiện để người thuộc hàng thừa kế trước không được hưởng di sản. Nên khi di sản thừa kế của cha mẹ được chia theo pháp luật thì người mất tích vẫn được hưởng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Người mất tích có được quyền hưởng thừa kế của cha mẹ không. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn