Những điều cần lưu ý khi đặt tên viết tắt công ty, doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động và kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy, tên doanh nghiệp có được viết tắt hay không? những điều cần lưu ý khi đặt tên viết tắt công ty là gì? Bài viết dưới đây của Luật Nhân Dân sẽ giải đáp cho quý bạn đọc một cách cụ thể nhất!
Nội Dung Bài Viết
Doanh nghiệp có thể đặt tên viết tắt hay không?
Theo quy định tại Điều 38 Luật Doanh nghiệp:
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
Loại hình doanh nghiệp | + | Tên riêng |
Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Đồng thời, Khoản 3 Điều 40 Luật này cũng quy định:
Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
Như vậy, pháp luật doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp có thể có tên nước ngoài hoặc tên viết tắt. Mỗi doanh nghiệp chỉ bắt buộc có tên tiếng Việt đáp ứng yêu cầu, tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt có thể có hoặc không, tùy thuộc vào nhu cầu của chủ doanh nghiệp .
Những điều cần lưu ý khi đặt tên viết tắt công ty
– Ngôn ngữ sử dụng:
Tên doanh nghiệp có thể bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng nước ngoài (là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh). Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
Do đó, tên viết tắt doanh nghiệp cũng sẽ được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài của công ty.
– Không được trùng với tên viết tắt công ty khác:
Theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định, tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài không được trùng với tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký. Tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký. Việc chống trùng tên tại Khoản này áp dụng trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản..
Như vậy, Trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, doanh nghiệp tham khảo tên các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để tránh việc đặt trùng tên viết tắt với doanh nghiệp đã đăng ký.
– Tên viết tắt phải có tên loại hình doanh nghiệp:
Thường tên viết tắt được lấy từ tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp, một số trường hợp thắc mắc có bắt buộc phải có đuôi JSC hay CO.,LTD không?
JSC là viết tắt dùng cho loại hình công ty cổ phần, CO.,LTD là dùng cho loại hình công ty TNHH một thành viên và hai thành viên trở lên.
Theo đó, khi đặt tên viết tắt công ty bắt buộc phải có tên loại hình doanh nghiệp như đối với tên tiếng Việt.
– Không sử dụng tên viết tắt đã được bảo hộ theo pháp luật Sở hữu trí tuệ:
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, các doanh nghiệp không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó. Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có thể tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.
Trên đây là những điều cần lưu ý khi đặt tên viết tắt công ty. Để được tư vấn thêm về các vấn đề liên quan đến Doanh nghiệp, liên hệ ngay với dịch vụ luật sư tư vấn của Luật Nhân Dân để được tư vấn và hỗ trợ.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!