Phương thức trọng tài thương mại trong giải quyết tranh chấp hợp đồng
Trọng tài là một trong những phương pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại, theo đó các bên thoả thuận với nhau trên cơ sở quy định của pháp luật trọng tài thương mại. Để hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật về phương thức trọng tài thương mại trong giải quyết tranh chấp hợp đồng, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Luật trọng tài thương mại năm 2010
Trọng tài là gì?
Trọng tài là một quá trình giải quyết tranh chấp thỏa thuận giữa các bên, trong đó tranh chấp được gửi đến một hoặc nhiều trọng tài người phát hành một giải thưởng. Đây là một cơ chế giải quyết tranh chấp bởi nó cho phép các bên giải quyết tranh chấp bên ngoài tòa án nhà nước.
Những trường hợp nào giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại?
Theo Khoản 1 điều Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định:“Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp”.
Do đó, trong trường hợp phải có thỏa thuận trọng tài của các bên thì mới tiến hành giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Thỏa thuận ở đây có thể được hiểu là điều khoản về việc giải quyết tranh chấp được ghi trong bản hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận riêng; cũng có thể nó là một phụ lục đính kèm tại thời điểm ký kết hợp đồng hoặc sau khi phát sinh tranh chấp . Như vậy khi xảy ra tranh chấp, các bên muốn đưa ra giải quyết bằng phương thức trọng tài thì các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận trọng tài theo hình thức luật định và đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của một thỏa thuận trọng tài.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Khi tiến hành giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Tôn trọng thoả thuận của các bên trừ khi thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
- Độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
- Đảm bảo sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, tạo điều kiện để họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
- Tiến hành giải quyết tranh chấp công khai,minh bạch, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là các tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại, hoặc các tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên hoạt động thương mại, hoặc tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Trong trường hợp các bên đã thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài mà một bên khởi kiện ra tòa án thì tòa án phải từ chối giải quyết tranh chấp.
Các trường hợp thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu
- Tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài;
- Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, đó là người xác lập thỏa thuận trọng tài khi không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc không phải là người được ủy quyền hợp pháp hoặc là người được ủy quyền hợp pháp nhưng vượt quá phạm vi được ủy quyền.
- Người xác lập thỏa thuận không có năng lực hành vi dân sự;
- Hình thức thỏa thuận không đúng;
- Có yếu tố lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
- Thỏa thuận trọng tài vi phạm vào điều cấm của pháp luật.
Đánh giá phương thức trọng tài trong giải quyết tranh chấp
Ưu điểm:
- Các bên có thể thỏa thuận lựa chọn trọng tài viên để giải quyết trong tranh chấp của mình;
- Đảm bảo sự bí mật, riêng tư;
- Thủ tục đơn giản, linh hoạt, chủ động về thời gian;
- Phán quyết đưa ra là chung thẩm nên không bị kháng cáo’
- Mang tính cưỡng chế thi hành
Hạn chế:
- Chi phí cao hơn so với giải quyết tranh chấp ở tòa án;
- Phải có sự thỏa thuận của các bên và thỏa thuận đó phải có hiệu lực;
- Tính cưỡng chế thi hành không cao so với tòa án;
- Phán quyết chung thẩm nên dễ có sai lầm gây thiệt hại, khó khăn cho các bên.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Phương thức trọng tài thương mại trong giải quyết tranh chấp hợp đồng. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!