Quy định tạm ứng và thu hồi tạm ứng trong hợp đồng xây dựng
Pháp luật hiện quy định ra sao về tạm ứng và thu hồi tạm ứng đối với hợp đồng xây dựng? Căn cứ vào văn bản pháp luật nào để xác định? Tất cả những vướng mắc về vấn đề này Luật Nhân Dân sẽ giải đáp với bạn đọc thông qua bài viết dưới đây, hãy cùng tham khảo.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng do Chính phủ ban hành ngày 22 tháng 4 năm 2015;
Tạm ứng hợp đồng xây dựng là gì?
- Tạm ứng hợp đồng xây dựng được hiểu là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước cho bên nhận thầu và khoản tiền ứng trước đó được tính là không lãi suất để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng xây dựng đã ký kết giữa hai bên.
- Tạm ứng hợp đồng xây dựng chỉ được thực thiện sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực (theo nội dung nghị định 37/2015/NĐ-CP)
- Kể từ thời điểm ký kết hoặc ngày ấn định do hai bên thỏa thuận với nhau và được thể hiện rõ trong hợp đồng sẽ được tính là thời điểm chính thức có hiệu lực của hợp đồng xây dựng.
- Các bên hợp đồng thỏa thuận cụ thể và thể hiện rõ trong hợp đồng về mức tạm ứng hợp đồng xây dựng, thời điểm tạm ứng hợp đồng xây dựng và việc thu hồi tạm ứng.
Quy định của pháp luật về tạm ứng đối với hợp đồng xây dựng
- Với việc bảo lãnh tạm ứng hợp đồng xây dựng
– Hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng mà lớn hơn 01 tỷ đồng, thì trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị và loại tiền tương đương khoản tiền tạm ứng hợp đồng.
Lưu ý rằng không bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đối với các hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng và các hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu.
– Nếu bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì từng thành viên trong liên danh phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng cho từng thành viên, trừ các trường hợp mà thành viên trong liên danh thỏa thuận để nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo lãnh tạm ứng hợp đồng cho bên giao thầu.
– Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng có hiệu lực kéo dài đến khi bên giao thầu đã thu hồi hết số tiền tạm ứng. Và giá trị của việc bảo lãnh này sẽ được giảm dần tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa các bên.
- Với mức tạm ứng hợp đồng xây dựng
– Pháp luật quy định về mức tạm ứng hợp đồng xây dựng hiện nay là không được vượt quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết. Riêng đối với trường hợp đặc biệt thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép hoặc Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh; Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn, tổng công ty đối với trường hợp Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ thì mức tạm ứng tối thiểu được pháp luật quy định cụ thể như sau:
– Với hợp đồng tư vấn mức tạm ứng:
+ Mức tạm ứng hợp đồng là 15% giá hợp đồng đối với trường hợp hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng.
+ Mức tạm ứng hợp đồng là 20% giá hợp đồng đối với trường hợp hợp các hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ đồng.
– Với hợp đồng thi công xây dựng:
+ Mức tạm ứng hợp đồng là 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị hợp đồng trên 50 tỷ đồng.
+ Mức tạm ứng hợp đồng là 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị hợp đồng từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng.
+ Mức tạm ứng hợp đồng là 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị hợp đồng dưới 10 tỷ đồng.
– Với hợp đồng mang nội dung là cung cấp các thiết bị công nghệ thì mức tạm ứng của các loại hợp đồng nêu trên là 10% giá hợp đồng xây dựng.
– Nếu các bên thỏa thuận mà mức tạm ứng ở mức cao hơn mức tạm ứng tối thiểu nêu ở trên thì phần giá trị hợp đồng tương ứng với mức tạm ứng hợp đồng vượt mức tạm ứng tối thiểu sẽ không được điều chỉnh giá kể từ thời điểm tạm ứng.
– Khoản tiền tạm ứng sẽ được thực hiện thu hồi dần qua các lần thanh toán của hai bên, cá bên thống nhất với nhau về mức thu hồi từng lần thanh toán và cần phải thể hiện rõ trong hợp đồng, đảm bảo được nguyên tắc sau đây: tiền tạm ứng phải được hai bên thực hiện thu hồi hết khi giá trị thanh toán đạt 80% giá hợp đồng xây dựng mà hai bên đã ký kết trước đó.
- Những lưu ý khi thực hiện việc thanh toán tiền tạm ứng hợp đồng xây dựng
– Bên nhận thầu cần phải đảm bảo việc sử dụng việc tạm ứng hợp đồng đúng về mục đích, đúng về đối tượng và có hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật về tạm ứng hợp đồng xây dựng.
– Việc tạm ứng mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích của hợp đồng xây dựng đã ký bị pháp luật nghiêm cấm thực hiện.
– Việc sản xuất các cấu kiện, bán thành phẩm có giá trị lớn, một số vật liệu phải dự trữ theo mùa thì bên giao thầu và bên nhận thầu cần phải thỏa thuận kế hoạch tạm ứng và mức tạm ứng để bảo đảm tiến độ thực hiện hợp đồng và phải có cam kết, thỏa thuận bằng văn bản cụ thể.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Quy định tạm ứng và thu hồi tạm ứng trong hợp đồng xây dựng. Nếu còn những vướng mắc về các vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!