So sánh án treo và cải tạo không giam giữ khác nhau như thế nào
Án treo và cải tạo không giam giữ là hai biện pháp trong luật hình sự nhiều người vẫn hay nhầm lẫn. Vậy án treo và cải tạo không giam giữ là gì và cách phân biệt như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau:
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Án treo là gì? Cải tạo không giam giữ là gì?
- Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.
- Hình phạt cải tạo không giam giữ là hình phạt nhằm tạo điều kiện cho người bị phạt cải tạo không giam giữ được lao động, học tập tại cộng đồng và chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình.
Điểm giống nhau giữa án treo và cải tạo không giam giữ
Biện pháp án treo và cải tạo không giam giữ có những điểm giống nhau nhất định, cụ thể như sau:
- Người bị kết án không bị ngồi tù mà được tự do hoạt động ngoài xã hội (yêu cầu để được áp dụng hai biện pháp này là phải có nơi cư trú rõ ràng, nơi làm việc ổn định)
- Cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc; Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc giám sát, giáo dục người áp dụng hai biện pháp này.
- Người áp dụng hai biện pháp này phải có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc; tham gia lao động, học tập tích cực; có mặt theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục; khai báo tạm vắng nếu đi khỏi nơi cư trú 01 ngày và phải nộp bản tự nhận xét 03 tháng một lần cho người trực tiếp giám sát, giáo dục.
Phân biệt án treo và cải tạo không giam giữ
Để phân biệt điểm khác nhau giữa án treo và cải tạo không giam giữ, dựa trên những tiêu chí sau đây:
STT | Tiêu chí | Án treo | Cải tạo không giam giữ |
1 | Bản chất | Đây là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. | Đây là hình phạt chính |
2 | Điều kiện áp dụng | – Bị xử phạt tù không quá 3 năm
– Có nhân thân tốt – Có nhiều tình tiết giảm nhẹ – Xét thấy không cần thiết phải bắt chấp hành hình phạt tù |
– Phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng
– Xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội. |
3 | Trường hợp không được hưởng án treo | – Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
– Bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã. – Phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo. – Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội – Người phạm tội nhiều lần – Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm |
Vi phạm các điều kiện được áp dụng |
4 | Thời hạn áp dụng biện pháp | -Phạt tù không quá 03 năm
– Thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, trong khoảng từ 01 năm – 05 năm – Có thể được rút ngắn thời gian thử thách |
– Thời gian áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm
– Được xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt: + Đã chấp hành được một phần ba thời hạn + Có nhiều tiến bộ + Lập công + Mắc bệnh hiểm nghèo |
5 | Chủ thể giám sát, giáo dục | Chính quyền địa phương nơi người đó cư trú | Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú |
6 | Nghĩa vụ của người bị áp dụng biện pháp | – Chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
– Phải có công an cấp xã đến làm việc với UBND nơi được giao giám sát, giáo dục nếu đi khỏi nơi cư trú từ 03 tháng đến 06 tháng |
– Làm bản cam kết nêu rõ nội dung quyết tâm và hướng sửa chữa lỗi lầm của mình và phải có ý kiến của người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục
– Trường hợp đi khỏi nơi cư trú từ 03 tháng đến 06 tháng, thì phải có nhận xét của Công an cấp xã nơi người đó đến lưu trú hoặc tạm trú để trình UBND cấp xã được giao giám sát, giáo dục người đó. – Ghi chép đầy đủ các nội dung quy định trong sổ theo dõi và nộp cho người trực tiếp giám sát, giáo dục khi hết thời hạn cải tạo không giam giữ; – Khai báo và giao nộp đầy đủ phần thu nhập bị khấu trừ theo quyết định của Tòa án cho cơ quan thi hành án dân sự. Nếu không nộp đúng hạn thì phải chịu lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; |
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Phân biệt án treo và cải tạo không giam giữ trong pháp luật hình sự. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!