Sử dụng bằng giả bị xử lý như thế nào?
Bằng giả là loại giấy tờ không mang giá trị pháp lý bị cấm sử dụng theo quy định của pháp luật. Vậy người sử dụng bằng giả bị xử phạt như thế nào? Giờ mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau với Luatnhandan.vn.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức do Chính phủ ban hành ngày 17 tháng 05 năm 2011;
- Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức do Chính phủ ban hành ngày 06 tháng 04 năm 2012.
- Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục do Chính phủ ban hành ngày 22 tháng 10 năm 2013;
- Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Hành vi sử dụng bằng giả vị xử lý như thế nào
Hành vi sử dụng bằng giả có nhiều hình thức xử lý khác nhau căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm. Sau đây là các hình thức xử phạt với việc sử dụng bằng giả:
1) Thứ nhất, xử lý kỷ luật
Hình thức xử lý kỷ luật áp dụng với cán bộ, công chức sử dụng bằng giả. Theo quy định tại Nghị định 34/2011/NĐ-CP và Nghị định 27/2012/NĐ-CP, hình thức kỷ luật cụ thể như sau:
- Cán bộ bị Tòa án phạt tù do sử dụng bằng giả mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị thôi việc.
- Công chức, viên chức có hành vi sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thì bị xử lý kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.
- Với trường hợp sử dụng bằng giả để học lên cao hon thì bị xử lý với hình thức là đuổi học hoặc hủy bỏ kết quả học tập, bằng.
2) Thứ hai, xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định tại điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP, người có hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng – 20 triệu đồng.
Trường hợp sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác hoặc sử dụng văn bằng chứng chỉ bị tẩy, xóa, sửa chữa, mức phạt từ 02 triệu đồng – 08 triệu đồng. Ngoài ra, người có hành vi sử dụng bằng giả còn bị tịch thu bằng giả đã sử dụng.
3) Thứ ba, chịu trách nhiệm hình sự
Theo quy định tại điều 341 Bộ luật hình sự, hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Xuất hiện các tình tiết tăng nặng như sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng… thì mức phạt cao nhất là 07 năm tù.
Bên cạnh hình phạt chính, người có hành vi trái pháp luật còn bị phạt bổ sung với hình thức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Sử dụng bằng giả bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!