Thẩm quyền giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai dẫn đến khiếu nại là vấn đề xảy ra phổ biến hiện nay. Vậy thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai trong các trường hợp nhất định được pháp luật quy định như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Khiếu nại đất đai là gì?
Khiếu nại về đất đai là việc người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất theo thủ tục của Luật Khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Ai là người có quyền khiếu nại về đất đai?
Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất chịu sự tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất thì có quyền tự mình khiếu nại có quyền tự khiếu nại. Trường hợp nếu không thể trực tiếp thực hiện khiếu nại có thể ủy quyền cho người khác thực hiện.
Đối tượng khiếu nại
Đối tượng khiếu nại là những quyết định hành chính, hành vi hành chính do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc thực thiện. Chẳng hạn như Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; Hành vi hành chính trong quản lý đất đai:…
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai
– Các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh
- Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo.
- Quyết định giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Quyết định cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo đó, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu; lần hai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
– Các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện
- Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân.
Theo đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu; lần hai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh
- Đối với Quyết định cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu thuộc về Chủ tịch UBND cấp xã, lần hai thuộc về Chủ tịch UBND cấp huyện
- Quyết định thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Quyết định thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
Theo đó Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu; lần hai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Quyết định Sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng khi chuyển nhượng của tổ chức. Thẩm quyền giải quyết lần đầu do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; lần hai do Chủ tịch UBND cấp tỉnh
- Quyết định giải quyết tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thẩm quyền giải quyết lần đầu do Chủ tịch UBND cấp tỉnh; lần hai do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân Dân về Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai tranh chấp. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai nhanh trọn gói của chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!