Thừa kế thế vị là gì theo quy định pháp luật
Thừa kế thế vị là gì và trường hợp nào phát sinh thừa kế thế vị là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Sau đây Luật Nhân Dân sẽ chia sẻ về thừa kế thế vị theo quy định pháp luật để các bạn tham khảo.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Thừa kế thế vị là gì?
Theo quy định tại điều 677 Bộ luật dân sự năm 2015, thừa kế thế vị được quy định như sau
“ Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”
Như vậy có thể hiểu, thừa kế thế vị là việc các con (hoặc cháu, chắt) được thay vào vị trí của bố hoặc mẹ, ông hoặc bà của chúng để hưởng di sản của ông bà (hoặc cụ) trong trường hợp bố hoặc mẹ (ông hoặc bà) chết trước hoặc chết cùng ông, bà (hoặc cụ). Trong đó, thừa kế lại là việc tài sản thuộc sở hữu của người chết được giao lại cho những người còn sống qua sự định đoạt của chính họ bằng di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp phát sinh vấn đề thừa kế thế vị
Có các trường hợp phát sinh vấn đề thừa kế thế vị sau đây;
- Cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng phần di sản của ông bà.
- Chắt thế vị cha hoặc mẹ để hưởng phần di sản của cụ.
Có thể thấy, thừa kế thế vị chỉ được phát sinh từ thừa kế theo pháp luật mà không phát sinh từ thừa kế di chúc. Trường hợp, cha, mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà hoặc cụ thì phần di chúc định đoạt tài sản cho cha mẹ (nếu có di chúc) sẽ bị vô hiệu. Lúc này, cháu, chắt mới được hưởng thừa kế thế vị.
Việc đưa ra các trường hợp để thừa kế thế vị nhằm bảo đảm cho quyền lợi của những người thân thuộc nhất của người để lại di sản, tránh trường hợp di sản của ông mà mà cháu không được hưởng lại để cho người khác hưởng.
Điều kiện hưởng thừa kế, thế vị
Việc áp dụng thừa kế thế vị đối với cá nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Những người thừa kế phải có quan hệ thừa kế thứ hai trong hàng thừa kế thứ nhất (quan hệ thừa kế giữa cha mẹ, con), trong đó người thế vị phải là người ở đời sau. Hiểu theo cách khác thì chỉ có con được thế vị cha mẹ mà không bao giờ có trường hợp cha, mẹ thế vị cho con.
- Chỉ được đặt ra khi người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản
- Cháu, chắt của người để lại di sản phải còn sống hoặc chưa ra đời nhưng đã thành thai vào thời điểm ông, bà, cụ chết mới được áp dụng chế định thừa kế thế vị
Hồ sơ làm thủ tục khai nhận để hưởng thừa kế thế vị
Hồ sơ khai nhận hưởng di sản thừa kế thế vị bao gồm:
Đối với người thừa kế, cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của từng người
- Hộ khẩu
- Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân
- Hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền (nếu xác lập giao dịch thông qua người đại diện);
- Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người hưởng di sản thừa kế.
- Giấy chứng tử của bố hoặc mẹ
Đối với người để lại di sản thừa kế cần có:
- Giấy chứng tử của người để lại di sản hoặc giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết của tòa án.
- Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân
- Di chúc
Và đầy đủ các giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Thừa kế thế vị là gì theo quy định pháp luật. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!