Tội trốn thuế là gì và hình phạt theo quy định pháp luật năm 2025
Trốn thuế là gì và hình phạt với tội trốn thuế như thế nào? Dưới đây là những chia sẻ của Luật Nhân Dân về tội trốn thuế và mức xử phạt đối với tội danh này theo quy định pháp luật mới nhất, mời các bạn cùng tìm hiểu.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Điều 200 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về trách nhiệm pháp lý của tội trốn thuế.
Thông tư 166/2013/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về thuế do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2013
Thế nào là trốn thuế?
Trốn thuế là hành vi thực hiện các phương thức mà pháp luật không cho phép để giảm số thuế phải nộp xuống. Chẳng hạn như không xuất hóa đơn để giảm doanh thu hay tạo ra thông tin lân như mua hóa đơn để tăng chi phí được khấu trừ thuế, làm hồ sơ giả để được hoàn thuế giá trị gia tăng…
Theo quy định tại thông tư 166/2013/TT-BTC, các doanh nghiệp có những hành vi sau đây thì bị coi là trốn thuế:
- Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hay nộp hồ sơ khai thuế không đúng thời hạn theo quy định;
- Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
- Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
- Sử dụng các loại hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn lại;
- Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
- Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung;
- Có hành vi cố ý không kê khai hoặc khai sai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa;
- Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.
Dấu hiệu pháp lý của tội trốn thuế
Dấu hiệu pháp lý của tội trốn thuế được thể hiện qua 4 mặt sau đây:
- Mặt khách thể của tội phạm: Hành vi trốn thuế xâm phạm tới chính sách thuế của nhà nước, làm thất thu ngân sách nhà nước.
- Về khách quan: Người phạm tội có hành vi trốn thuế, được thể hiện qua nhiều thủ đoạn như không đăng ký, kê khai thuế hoặc kê khai gian dối, lập hóa đơn chứng từ giả, làm sai lệch sổ sách kế toán với mục đích không phải nộp thuế hoặc nộp nhưng mức thuế thấp hơn mức thuế phải nộp theo quy định.
- Về chủ thể: Người thực hiện hành vi trốn thuế là tội phạm nếu có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt tới độ tuổi nhất định.
- Về mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý.
Hình phạt đối với tội trốn thuế
Căn cứ vào điều 200 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, tội trốn thuế tùy theo mức độ vi phạm, có các khung hình phạt sau:
– Khung cơ bản: phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Khi người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Trốn thuế với số tiền từ 100 triệu VNĐ đến dưới 300 triệu VNĐ
- Trốn thuế với số tiền dưới 100 triệu VNĐ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc các tội về buôn lậu, tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, tội sản xuất, buôn bán hàng cấm…
– Khung tăng nặng: Phạt tiền từ 500 triệu VNĐ đến 1.500 triệu VNĐ hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm. Khi người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Trốn thuế có tổ chức;
- Trốn thuế mà số tiền trốn thuế từ 300 triệu VNĐ đến dưới 1 tỷ VNĐ;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trốn thuế;
- Phạm tội trốn thuế hai lần trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm.
– Phạt tiền từ 1.500 triệu VNĐ đến 4.500 triệu VNĐ hoặc phạt tù từ hai năm đến bảy năm nếu trốn thuế với số tiền là 1 tỷ VNĐ trở lên
– Ngoài khung hình phạt chính, người phạm tội có thể phải chịu thêm một số hình phạt bổ sung như phạt tiền từ 20 triệu VNĐ đến 100 triệu VNĐ; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 05 năm; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Trốn thuế là gì và hình phạt đối với tội trốn thuế. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!