Các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng dân sự
Theo nguyên tắc của hợp đồng dân sự, nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm hậu quả. Tuy nhiên nếu rơi vào các trường hợp bất khả kháng thì được miễn trách nhiệm hợp đồng. Sau đây là các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng dân sự Luật Nhân Dân chia sẻ để bạn đọc tham khảo:
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Thế nào là trường hợp bất khả kháng?
Theo quy định tại Khoản 1 điều 156 bộ luật dân sự 2015 thì sự kiện bất khả kháng được quy định như sau: “ Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”
Như vậy, sự kiện hay trong trường hợp bất khả kháng, xảy ra ngoài ý chí chủ quan của con người, tức là sự kiện đó nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bản hợp đồng dân sự, không thể lường trước được tại thời điểm mà hai bên đã giao kết hợp đồng hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm. Và Hậu quả của sự kiện bất khả kháng đó là không thể khắc phục được mặc dù cả hai bên đã áp dụng mọi khả năng cần thiết và khả năng cho phép.
Có thể hiểu, sự kiện bất khả kháng mang những đặc điểm sau đây;
- Là sự kiện khách quan xảy ra sau khi các bên ký hợp đồng;
- Sự kiện xảy ra hoàn toàn không do lỗi của các bên trong hợp đồng;
- Và đó là sự kiện, các bên không thể đoán, không thể lường trước được.
Các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng dân sự.
Các trường hợp bất khả kháng về thiên nhiên như mưa, lũ, hỏa hoạn, động đất, sóng thần, sự phun trào của núi lửa…Về xã hội như chiến tranh, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của Chính phủ, Ngoài ra các bên có thể thỏa thuận trong bản hợp đồng về các sự kiện khác là sự kiện bất khả kháng như thiếu nguyên liệu, nhiên liệu, mất điện…để miễn trách nhiệm của hợp đồng.
Trong thực tế, các trường hợp mâu thuẫn do sự kiện bất khả kháng diễn ra rất nhiều. Một phần bởi pháp luật còn quy định chung chung chưa bao quát được các trường hợp trong thực tế – do đó, các bên cần có điều khoản thỏa thuận rõ ràng về các trường hợp bất khả kháng và nghĩa vụ của các bên vi phạm khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra.
Hậu quả của sự kiện bất khả kháng
Bên vi phạm hợp đồng bởi sự kiện bất khả kháng được;
- Miễn trách nhiệm nếu nghĩa vụ không được thực hiện, không được thực hiện đầy đủ hoặc không được thực hiện đúng như hợp đồng;
- Kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng nếu việc thực hiện hợp đồng bị chậm trễ.
Thông báo khi có sự kiện bất khả kháng
Theo nguyên tắc chung, khi một bên vi phạm hợp đồng mà các bên đã ký kết do sự kiện bất khả kháng thì họ có trách nhiệm thông báo cho bên kia biết về các trường hợp bất khả kháng này. Thông báo nhằm đảm bảo lợi ích của cả hai bên, bên vi phạm cần:
- Gửi đến bên kia thông báo bằng văn bản (với các hình thức như fax, telegraph, email, điện tín, thư bảo đảm,…) về sự kiện bất khả kháng trong thời hạn hợp đồng hoặc luật áp dụng quy định nếu không có quy định thì trong một thời gian hợp lý.
- Thông báo là văn bản chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc tài liệu, chứng cứ hợp pháp khác có giá trị chứng minh về sự kiện bất khả kháng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng dân sự. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!