Đồng phạm là gì? Căn cứ xác định đồng phạm trong vụ án hình sự
Đồng phạm là nội dung quan trọng trong luật hình sự. Vậy thế nào là đồng phạm và căn cứ để xác định đồng phạm trong vụ án hình sự? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây cùng Luật Nhân Dân để hiểu rõ hơn.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Đồng phạm là gì?
Theo quy định tại khoản 1 điều 17 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì
“1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
- Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
- Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
- Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”
Cách xác định đồng phạm trong vụ án hình sự
Thứ nhất, về mặt khách quan của đồng phạm:
Xuất hiện yếu tố đồng phạm khi phải có sự tham gia phạm tội của 2 người trở lên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc những người đó phải có đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Những người thực hiện hành vi phạm tội được xác định là đồng phạm phải có khả năng điều khiển hành vi là người mà khi thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất gây nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi đó.
Những người đồng phạm trong một vụ án phải là những người cùng nhau thực hiện một tội phạm cụ thể, theo đó, mỗi người có thể có vai trò khác nhau, cụ thể như người thực hành (được gọi là người thực hiện hành vi phạm tội); người tổ chức (được gọi là người có hành vi thực hiện tội phạm); người xúi giục, người giúp sức. Ở đó, hành vi của người đồng phạm này liên kết chặt chẽ với hành vi của người đồng phạm khác. Và những hành vi đó phải cùng hướng về một tội phạm, phải tạo điều kiện, hỗ trợ cho nhau để thực hiện một tội phạm thuận lợi.
Hậu quả gây do là hậu quả chung do tất cả những người người đồng phạm gây ra.
Thứ hai, về mặt chủ quan
Với đồng phạm thì lỗi thực hiện là lỗi cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Họ đều nhận thức được rõ hành vi của tất cả những người tham gia vụ án đều là nguy hiểm cho xã hội. Đồng thời, mỗi người cũng thấy trước được hành vi của mình và những người đồng phạm khác là nguy hiểm
Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự
Bao gồm nguyên tắc xác định hình sự chung và độc lập
Thứ nhất, nguyên tắc xác định định sự chung.
Tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự chung về toàn bộ tội phạm đã xảy ra, những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về một tội phạm mà họ đã thực hiện, đều bị áp dụng hình phạt của tội phạm mà tất cả những người đồng phạm đã cùng thực hiện.
Thứ hai, nguyên tắc độc lập của trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
Tùy thuộc vào tính chất, mức độ tham gia gây án của người đồng phạm khác nhau, đặc điểm nhân thân khác nhau, tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mỗi người khác nhau nên cần thiết quy trách nhiệm độc lập đối với mỗi tội phạm trong vụ án đồng phạm. Nhằm đảm bảo tính khách quan trong việc giải quyết các vụ án hình sự.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Đồng phạm là gì và Căn cứ xác định đồng phạm trong vụ án hình sự. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!