Hướng dẫn quy trình tổ chức hội nghị người lao động mới nhất
Quy trình tổ chức hội nghị NLĐ như nào được nhiều người trong ban công đoàn quan tâm. Sau đây là hướng dẫn quy trình tổ chức hội nghị người lao động mà Luật Nhân Dân chia sẻ tới bạn đọc, hãy cùng tham khảo.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Nghị định 149/2018/NĐ-CP hướng dẫn khoản 3 điều 63 Bộ luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc do Chính phủ ban hành ngày 07 tháng 11 năm 2018;
- Hướng dẫn 1360/HD-TLĐ năm 2019 về công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam ban hành ngày 28 tháng 08 năm 2019;
Hội nghị người lao động là gì?
– Theo quy định tại điều 9 Nghị định 149/2018/NĐ-CP, Hội nghị người lao động là cuộc họp có tổ chức do người sử dụng lao động và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở tổ chức nhằm trao đổi thông tin và thực hiện các quyền dân chủ cho người lao động.
Theo đó, đây là hội nghị được tổ chức ít nhất 01 lần/năm theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu
– Theo nội dung Hướng dẫn 1360/HD-TLĐ có quy định:
- Hội nghị lao động cần thiết tổ chức vào quý I hàng năm. Với công ty cổ phần thì nên tổ chức trước Đại hội đồng cổ đông;
- Được tiến hành theo kế hoạch tổ chức hội nghị người lao động của doanh nghiệp do người sử dụng lao động ban hành.
Quy trình tổ chức hội nghị người lao động
Theo nội dung Hướng dẫn 1360/HD-TLĐ năm 2019, quy trình lao động được thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị
– Lập kế hoạch tổ chức hội nghị
- Cần thống nhất về nội dung, hình thức tổ chức; số lượng đại biểu triệu tập và phân bổ đại biểu cho từng đơn vị trực thuộc; thời gian, địa điểm; báo cáo; kinh phí, điều kiện vật chất; dự kiến người chủ trì, thư ký và các nội dung khác phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp.
- Phân công các thành viên trực tiếp thực hiện kế hoạch.
– Chuẩn bị nội dung Hội nghị
Với công đoàn cơ sở cần chuẩn bị báo cáo với các nội dung:
- Tình hình thực hiện thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động, nội quy lao động, an toàn, vệ sinh lao động, các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc; thực hiện quy chế dân chủ, đối thoại tại doanh nghiệp và kết quả giải quyết các kiến nghị của tập thể lao động sau các cuộc đối thoại.
- Kết quả tổ chức hội nghị người lao động cấp đơn vị trực thuộc.
- Tổng hợp ý kiến của người lao động tham gia vào dự thảo các báo cáo của người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở, các quy định, quy chế nội bộ và thỏa ước lao động tập thể mới hoặc thỏa ước sửa đổi, bổ sung
Sau khi lấy được ý kiến của người lao động, công đoàn và người sử dụng lao động hoàn thiện dự thảo thỏa ước lao động tập thể. Đồng thời hướng dẫn công đoàn bộ phận chuẩn bị nội dung báo cáo để tổ chức hội nghị người lao động ở bộ phận theo kế hoạch.
Với người sử dụng lao động, cần chuẩn bị các nội dung sau:
- Báo cáo về kết quả sản xuất, kinh doanh năm qua; phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch, biện pháp phát triển sản xuất, kinh doanh; tình hình thực hiện các chế độ chính sách liên quan tới quyền, lợi ích của người lao động.
- Công khai tài chính về việc trích, lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi; trích nộp kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội…
- Tiếp thu và giải trình các ý kiến, kiến nghị của người lao động.
Bước 2: Tổ chức hội nghị người lao động cấp đơn vị trực thuộc
+ Chuẩn bị hội nghị
+ Tổ chức hội nghị
- Trưởng đơn vị chủ trì, phối hợp với Chủ tịch công đoàn bộ phận tổ chức hội nghị.
- Trình bày các báo cáo
- Trao đổi ý kiến
- Đề cử và bầu người đại diện để tham dự hội nghị người lao động cấp doanh nghiệp
Bước 3: Tổ chức hội nghị người lao động cấp doanh nghiệp
+ Thành phần hội nghị:
- Chủ trì hội nghị gồm có 02 thành viên trong đó 01 người đại diện cho chủ sử dụng lao động; 01 người đại diện cho Ban chấp hành công đoàn
- Thư ký hội nghị gồm 02 thành viên và sẽ do người chủ trì của các bên cử.
+ Diễn biến hội nghị
- Chào cờ (nếu có); tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; bầu người chủ trì và người chủ trì cử thư ký hội nghị.
- Đại diện các bên trình bài các báo cáo.
- Đại biểu thảo luận, chất vấn tại hội nghị.
- Người chủ trì tiếp thu góp ý và trả lời chất vấn nội dung thuộc trách nhiệm; kết luận thông qua các báo cáo, quy định, quy chế nội bộ và thỏa ước lao động tập thể (nếu có).
- Ký kết thỏa ước lao động tập thể (nếu có).
- Khen thưởng, phát động thi đua, ký giao ước thi đua (nếu có).
- Biểu quyết thông qua Nghị quyết hội nghị.
- Bế mạc hội nghị.
Bước 4: Tổ chức thực hiện Nghị quyết hội nghị người lao động
Đại diện người sử dụng lao động cùng đại diện Ban chấp hành công đoàn:
– Tiếp thu ý kiến hoàn thiện các nội dung báo cáo đã trình tại hội nghị để ban hành; gửi báo cáo lên cấp trên.
– Phổ biến Nghị quyết hội nghị đến toàn thể người lao động.
– Chỉ đạo cấp dưới của mỗi bên triển khai thực hiện Nghị quyết theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
– Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế có nội dung trái với thỏa ước lao động tập thể vừa ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung (nếu có) hoặc trái với Nghị quyết của hội nghị.
– Định kỳ 06 tháng đánh giá việc thực hiện Nghị quyết hội nghị.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Hướng dẫn quy trình tổ chức hội nghị người lao động mới nhất năm 2019. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!