Nhiệm vụ và quyền hạn của thủ quỹ trong đơn vị sự nghiệp
Quy định về Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của thủ quỹ trong các đơn vị sự nghiệp như thế nào? Mời bạn đọc cùng Luật Nhân Dân tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Luật kế toán năm 2015 ;
- Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT về Điều lệ trường tiểu học do Bộ giáo dục đào tạo ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2010;
- Quyết định số 21 – LĐ/QĐ năm 1983 ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ của một số chức danh viên chức nhà nước do Bộ trưởng Bộ lao động ban hành ngày 28 tháng 1 năm 1983.
Quy định của pháp luật về thủ quỹ
1. Thứ nhất, nhiệm vụ của thủ quỹ
- Thực hiện việc thu, chi tiền mặt theo đúng chính sách trong phạm vi trách nhiệm của người thủ quỹ.
- Kiểm đếm thu, chi tiền mặt chính xác và bảo quản an toàn quỹ tiền mặt của đơn vị.
- Thực hiện nghiêm chỉnh định mức tồn quỹ tiền mặt của Nhà nước quy định.
- Hạch toán chính xác đầy đủ các nghiệp vụ của quỹ tiền mặt, và làm các báo cáo về quỹ tiền mặt.
2. Thứ hai, các vấn đề cần biết khi làm thủ quỹ:
- Điều lệ hoặc nội dung hoạt động nghiệp vụ, kinh doanh của đơn vị mình để hiểu nội dung hoạt động của quỹ tiền mặt.
- Chế độ, thể lệ thu chi tài chính của đơn vị.
- Chế độ quản lý tiền mặt của Nhà nước.
- Hiểu được kế hoạch tiền mặt của đơn vị.
- Quy trình nghiệp vụ về kiểm đếm, đóng gói, thu chi và bảo quản tiền mặt.
- Tiến hành các thủ tục về quan hệ tiền mặt với ngân hàng và khách hàng.
- Tiến hành các Thủ tục về mở sổ sách, xử lý các chứng từ, ghi chép và làm báo cáo thống kê, cập nhật việc thu chi của quỹ tiền mặt.
- Biết sử dụng những công cụ chuyên dùng đơn giản cho công tác quỹ tiền mặt như bàn tính gảy, máy tính quay tay, máy đếm tiền (nếu có).
3. Thứ ba, trình độ chuyên môn
Theo quy định tại điều 52 Luật kế toán năm 2015, những người sau đây không được làm kế toán:
- Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính – kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
- Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
Như vậy, thủ quỹ là người có chức trách, đạt trình độ theo quy định cụ thể, lưu ý: thủ quỹ không được kiêm nhiệm chức vụ kế toán. Hoạt động thu chi, quản lý tài chính của đơn vị vào điều lệ đơn vị, phụ thuộc quyền và nghĩa vụ của chức danh thủ quỹ tại mỗi đơn vị.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Nhiệm vụ và quyền hạn của thủ quỹ trong đơn vị sự nghiệp. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!