Cổ đông là gì và có mấy loại cổ đông trong công ty cổ phần?
Để hiểu rõ hơn thế nào là cổ đông, có mấy loại cổ đông và chức năng, quyền hạn của từng loại cổ đông trong công ty cổ phần, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý
Cổ đông là gì?
Cổ đông là thành viên trong công ty cổ phần, sở hữu cổ phần của doanh nghiệp, cổ đông có thể là cá nhân cũng có thể là tổ chức. Cổ đông là người nắm giữ các cổ phần của công ty, được thể hiện thông qua các cổ phiếu nắm giữ. Như vậy, để có cổ phần, các cổ đông phải góp vốn vào công ty, và phải chịu trách nhiệm toàn bộ những vấn đề liên quan đến khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp.
Các loại cổ đông trong công ty cổ phần
Cổ đông trong CTCP gồm cổ đông sáng lập, cổ đông phổ đông và cổ đông ưu đãi.
Cổ đông sáng lập
Cổ đông sáng lập phải là cổ đông góp vốn bằng tài sản để sở hữu ít nhất một phần cổ phần tại thời điểm doanh nghiệp được thành lập. Cổ đông sáng lập phải ký tên là thành viên sáng lập công ty – Một công ty cổ phần được thành lập phải có ít nhất 3 cổ đông sáng lập.
Cổ đông sáng lập phải sở hữu ít nhất 20% cổ phần trên tổng số cổ phần phổ thông của doanh nghiệp tại thời điểm thành lập.
Cổ đông sáng lập có quyền hạn sau đây:
- Được ký kết để thành lập doanh nghiệp – công ty cổ phần.
- Đối tượng duy nhất được nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết
Cổ đông phổ thông
Điều kiện là cổ đông phổ thông, cổ đông đó phải sở hữu cổ phần phổ thông của doanh nghiệp. Và có phạm vi quyền hạn sau đây:
- Được Tham dự buổi họp Đại hội cổ đông và thực hiện biểu quyết tại buổi họp Đại hội đồng cổ đông thông qua hình thức trực tiếp hoặc thông qua người được cá nhân, tổ chức ủy quyền tham dự buổi họp.
- Được phát biểu ý kiến của mình về tất cả nội dung tại buổi họp Đại hội cổ đông; và biết được số phiếu biểu quyết của cổ đông
- Được nhận cổ tức sau hoàn thành nghĩa vụ thuế tương ứng với mức đã được quy định tại Điều lệ hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
- Được chuyển nhượng cổ phần phổ thông mình đang sở hữu cho một cổ đông khác hoặc cá nhân,tổ chức không phải cổ đông hoặc yêu cầu công ty mua lại.
- Được quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
- Có quyền yêu cầu Công ty tiến hành sửa đổi, bổ sung các thông tin cho chính xác khi phát hiện sai sót các thông tin trong Danh sách cổ đông
- Khi công ty rơi vào trường hợp giải thể và phá sản thì tài sản còn lại thì cổ đông có quyền yêu cầu chia tương ứng với tỷ lệ vốn mà các cổ đông đã góp vào công ty.
- Có quyền yêu cầu triệu tập họp đại hội đồng cổ đông
Cổ đông ưu đãi
Để có thể làm cổ đông ưu đãi thì cổ đông phải sở hữu được các cổ phần sau: cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại; cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định.
- Với cổ đông ưu đãi biểu quyết, họ được tham gia, biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của một cổ đông trong phiên họp đại hội đồng cổ đông và được cộng nhận số phiếu biểu quyết của cổ đông đang sở hữu nhiều hơn so với cổ đông đang sở hữu cổ phần phổ thông căn cứ theo Điều lệ công ty quy định cụ thể số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết.
- Với cổ đông ưu đãi cổ tức, họ được nhận lại cổ tức hằng năm gồm cổ tức cố định (không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty) và cổ tức thưởng (dựa vào kết quả kinh doanh của công ty).
Không có quyền biểu quyết, tham dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
- Với cổ đông ưu đãi hoàn lại, họ được hoàn lại số vốn góp vào công ty khi mua cổ phần ưu đãi theo nhu cầu của mình hoặc theo các điều kiện được quy định điều lệ công ty; không có quyền tham gia biểu quyết hoặc tham dự cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông; không được đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Cổ đông trong công ty cổ phần là gì và có mấy loại cổ đông. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm: